Tương tự như Cách tính chu vi tam giác đều , để tính đường cao tam giác đều cũng có công thức riêng, ứng với mỗi trường hợp khác nhau. Để các bạn hiểu hơn và nắm bắt được công thức tính chiều cao hình tam giác đều, Taimienphi.vn sẽ nêu từng trường hợp và cách tính cụ thể, mời các bạn đọc cùng tham khảo.
Do tam giác đều cũng là một tam giác nên bạn có thể áp dụng công thức Heron để tính chiều cao trong tam giác đều. Tính chiều cao tam giác theo công thức Heron:
Và do là tam giác đều nên các cạnh đều bằng nhau, chiều cao kẻ từ các đỉnh xuống cạnh đều bằng nhau (= h). Công thức cụ thể là:
Trong đó:
- a, b, c: lần lượt là độ dài các cạnh của tam giác.
- p: nửa chu vi (p = (a + b + c ) : 2)).
- h: Chiều cao.
Tam giác đều cũng là một tam giác cân, nên bạn có thể dựa vào công thức tính đường cao trong tam giác cân để tính đường cao của tam giác đều:
Để biết tam giác có phải là tam giác đều, các bạn học sinh nhận biết qua các dấu hiệu sau đây:
- Tam giác có 3 cạnh bằng nhau.
- 3 góc của tam giác đều bằng nhau (bằng 60 độ).
- Tam giác cân có một góc bằng 60 độ.
- Hai góc trong một tam giác bằng 60 độ..
Ví dụ: Cho tam giác ABC đều, cạnh AB = BC = AC = a = 6, kẻ đường cao từ A xuống cắt với BC tại H, tính chiều cao AH.
Cách giải:
Xét tam giác đều ABC, dựa vào công thức tính đường cao, ta có:
Tam giác đều là trường hợp đặc biệt của tam giác cân nên khi bạn nắm bắt được công thức tính đường cao trong tam giác cân, bạn dễ dàng biết được cách tính đường cao tam giác đều. Nếu không, bạn có thể áp dụng các tính trên. Khi đã tính được đường cao, bạn dễ dàng tính được diện tích tam giác đều nhanh chóng. Ngoài ra, các bạn tham khảo thêm Cách tính chu vi tam giác cân tại đây.