1. Mở bài: giới thiệu sự kiện.
2. Thân bài:
* Thời gian diễn ra: 16 và 17 tháng Giêng, không gian: gò Mả Đàm.
* Quang cảnh, bầu không khí: vui tươi, nhộn nhịp.
* Các sự kiện chính:
- Phần lễ:
+ Tổ chức ở vọng đài tưởng niệm tâm linh, nơi người dân thờ Thành Hoàng làng.
+ Gồm có 3 lễ: lễ trình tâu, lễ rước và lễ dâng hương.
+ Các "ông cầu" - những chú trâu được tập thể tham gia nuôi dưỡng đều phải đến làm lễ.
- Phần hội:
+ "Ông cầu" đại diện cho các thôn xóm, phường xã,... tham gia vòng đấu loại trực tiếp.
+ Ba "ông cầu" xuất sắc nhất sẽ thi đấu ở vòng chung kết.
* Ý nghĩa của lễ hội:
- Là di sản văn hóa phi vật thể, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện nền văn minh lúa nước của người Việt.
- Lễ hội biểu trưng cho tính cộng đồng, gợi nhớ về nguồn cội.
3. Kết bài: nêu cảm nhận và đánh giá về sự kiện.
Nhắc đến mảnh đất Vĩnh Phúc, em lại nghĩ ngay tới một lễ hội vô cùng nổi tiếng, vang danh của nơi đây. Đó chính là lễ hội chọi trâu ở xã Hải Lựu. Đến nay, hội chọi trâu vẫn được tổ chức và ngày càng thu hút đông đảo người tham dự.
Xưa kia, hội chỉ diễn ra trong một ngày duy nhất - 17 tháng Giêng âm lịch. Khi nói về ngày này, nhân dân còn lưu truyền câu ca "Dù ai đi đâu, ở đâu/ Tháng Giêng mười bảy chọi trâu thì về/ Dù ai buôn bán trăm nghề/ Tháng Giêng mười bảy nhớ về chọi trâu". Sau này, khách thập phương đến xem hội vô cùng đông vui, tấp nập. Do đó, ban tổ chức quyết định kéo dài ra hai ngày: 16 và 17 tháng Giêng.
Gò Mả Đàm là địa điểm tổ chức hội chọi trâu. Nơi đây có diện tích đất khoảng 5-7 sào. Xung quanh sân đấu, người ta rào các cọc bằng gỗ bạch đàn hoặc tre. Sới chọi được rào theo hình bầu dục, lớn khoảng 300m2, có hai cửa ra vào ở phía Đông và Tây.
Hiện nay, lễ hội chọi trâu vẫn giữ được nhiều nét nguyên sơ, truyền thống với hai phần chính là lễ và hội. Phần lễ thường tiến hành ở vọng đài tưởng niệm tâm linh - nơi thờ Thành Hoàng làng. Trong phần này có 3 lễ khác nhau là trình tâu, rước và dâng hương. Theo quy định, tất cả "ông cầu" - những chú trâu tham gia thi đấu, được tập thể nuôi dưỡng đều phải đến làm lễ trình tâu. Người chủ sẽ dùng một tay nắm thừng sát mũi trâu, một tay đặt ở vị trí giữa hai gốc sừng, từ từ nâng lên hạ xuống đầu trâu 4 lần. Phần hội là khoảng thời gian mà mọi người hào hứng, mong chờ nhất. Các "ông cầu" đại diện cho thôn xóm, phường xã, tập thể, đoàn đội tham gia vòng đấu loại trực tiếp. Ba "ông cầu" khỏe nhất, xuất sắc nhất sẽ bước tiếp vào chung kết; tranh giải nhất, nhì, ba. Sau đó, ban tổ chức trao phần thưởng và bế mạc.
Có thể nói, lễ hội chọi trâu Hải Lựu chính là một di sản văn hóa phi vật thể, chứa đựng ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Lễ hội thể hiện lòng tôn vinh nền văn minh lúa nước của người Việt ta. Đồng thời, cho thấy tính cộng đồng, tinh thần đoàn kết trong các xóm làng. Nhìn vào lễ hội, chúng ta sẽ không thể nào quên những truyền thống tốt đẹp mà ông cha vất vả dựng xây. Từ đây, mỗi người cần nhắc nhở chính mình phải biết lưu giữ, tiếp nối và phát huy các di sản quý giá ấy.
Theo thời gian, lễ hội chọi trâu mãi là điểm giải trí, dừng chân hấp dẫn. Mong rằng, các nhà quản lí, chính quyền xã Hải Lựu và tỉnh Vĩnh Phúc sẽ có kế hoạch, định hướng phù hợp để lễ hội phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
1. Mở bài: giới thiệu sự kiện.
2. Thân bài:
* Thời gian diễn ra: từ ngày 15/9 đến 15/10 âm lịch tại các chùa Khmer.
* Bầu không khí: trang trọng, thiêng liêng.
* Các sự kiện chính:
- Khi dịp lễ dâng y diễn ra, các phật tử sẽ đặt y áo và vật cúng vào một chiếc mâm rồi đặt lên đầu.
- Sau đó, đi diễu hành trong đường làng, thôn xóm trước khi đến nhà chùa.
- Thời điểm tiến hành dâng y, các phật tử không được trực tiếp tự tay dâng mà phải đặt y trước mặt chư tăng.
- Tiếp đến, chư tăng nhận y bằng cách im lặng chứ không dùng tay thụ nhận.
* Ý nghĩa của lễ hội:
- Lễ dâng y mang đậm nét văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer.
- Là dịp để phật tử thể hiện tấm lòng thiện tâm với hộ trì tăng đoàn.
- Mang đến niềm vui lớn cho những phật tử tại gia.
3. Kết bài: nêu cảm nhận và đánh giá về sự kiện.
Đồng bào dân tộc Khmer có rất nhiều lễ hội nổi tiếng, tiêu biểu phải kể đến như lễ Chôl Vôsa, lễ Ok Om Bok,... Trong đó, em ấn tượng nhất với lễ dâng y Kathina hay còn gọi là lễ dâng y cà sa.
Theo ngôn ngữ của Phật giáo Nam Tông, Kathina có nghĩa là sự vững bền, chặt chẽ. Từ đây, lễ dâng y Kathina mang ý nghĩa hết sức to lớn, thể hiện thông điệp văn hóa cho đi và nhận lại trong đời sống. Thường thường, các chùa Khmer tổ chức lễ dâng y sau khi mùa an cư kiết hạ kết thúc. Khoảng thời gian ấy dao động từ ngày 15/9 đến 15/10 âm lịch.
Hòa trong bầu không khí trang trọng, thiêng liêng tại các trường hạ - nơi chư tăng an cư, nhiều gia đình bận rộn chuẩn bị những vật dụng như: áo cà sa, bình bát, nhu yếu phẩm,... Đây đều là đồ dùng thiết yếu, phục vụ việc học tập và sinh hoạt hàng ngày của sư sãi.
Lúc lễ dâng y diễn ra, phật tử sẽ cho y áo, vật cúng vào một chiếc mâm nhỏ rồi đặt lên đầu. Tiếp đến, trước khi đặt chân tới ngưỡng cửa nhà chùa, họ cần đi diễu hành trong đường làng và thôn xóm. Thời điểm tiến hành dâng y, các phật tử không được trực tiếp tự tay dâng mà phải đặt y trước mặt chư tang. Sau cùng, chư tăng nhận y bằng cách im lặng chứ không dùng tay thụ nhận.
Hiện nay, nhiều gia đình, cá nhân đã dâng cúng cho chùa nhiều vật phẩm khác như giường, tủ, bàn ghế,... Thậm chí, một số tín đồ phật tử và mạnh thường quân còn đóng góp kinh phí với mục đích trùng tu, sửa chữa chùa chiền. Có thể thấy, lễ dâng y Kathina là nghi lễ chứa đựng nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào Khmer. Đây chính là dịp để phật tử thể hiện tấm lòng thiện tâm, hướng về Đức Phật. Lễ hội còn tạo nên bầu không khí vui vẻ, rộn rã cho bà con trong phum, sóc, thôn làng. Bên cạnh đó, giúp người dân sống thân thiện, yêu thương và đoàn kết, có trách nhiệm với cộng đồng hơn.
Như vậy, lễ hội Kathina đã và đang mang đến vô vàn niềm vui cho các phật tử. Mong rằng, những lễ hội giàu giá trị như này sẽ được lưu giữ, bảo tồn và phát huy đúng cách. Để từ đó, góp phần làm di sản văn hóa nước ta ngày một phong phú, tươi đẹp.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Đối với dạng đề này, em cần giới thiệu cụ thể thời gian, không gian lễ hội diễn ra. Tiếp đến là tái hiện khung cảnh, bầu không khí cùng những hoạt động nổi bật. Hãy thường xuyên ghé thăm Taimienphi.vn để bỏ túi các bài văn mẫu lớp 6 chất lượng như: Bài văn thuật lại một sự kiện (lễ hội) từng tham dự hoặc chứng kiến, Đoạn văn nói về cảm xúc khi xem buổi biểu diễn văn nghệ hoặc cuộc thi thể thao, Bài văn đề xuất một thay đổi để trường học trở nên tốt hơn, Ý kiến về suy nghĩ việc nuôi chó, mèo trong nhà không những không có tác dụng gì....
- Tóm tắt văn bản Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng