13 Ghi chú bắt buộc lưu ý khi thờ cúng Thần Tài – Ông Địa
1. Khi sắp đồ cũng nên đặt mâm cúng trong nhà, đồ lễ đơn giản, vừa phải không quá lãng phí chỉ cần hoa quả tươi, nước sạch, khi cúng cần thành tâm là được. Lễ cúng thần tài thường đơn giản hơn so với các lễ cúng quan trọng trong năm, tuy nhiên không vì thế mà tỏ ra hời hợt, lễ cúng thần tài cũng cần đầy đủ các lễ quan trọng như Rượu, Gạo, Vàng Hương ....
=> Xem thêm: Mâm lễ cúng Thần Tài chuẩn
3. Vào ngày mùng (mồng) 10 tháng Giêng và hàng tháng vào ngày cuối tháng và ngày 14 âm lịch nên lau bàn thờ bằng nước hoa bưởi hoặc rượu pha nước. Chú ý khi khăn lau bàn thờ và khăn tắm cho thần tài không được dùng vào việc khác.
Nên lau ban thờ bằng nước hoa bưởi hoặc rượu pha nước
4. Không để các con vật chó mèo quấy phá làm ô uế bàn thờ Thần Tài. Vấn đề này đặc biệt chú ý vì vị trí đặt ban thờ dưới đất nên nhiều nhà nuôi chó mèo thường ít để ý.
5. Nơi đặt bàn thờ Ông Địa và Thần Tài phải luôn sạch sẽ. Và nên thường xuyên tắm rửa cho hai Ông bằng nước hoa bưởi hoặc nước pha rượu. Vào những ngày trời mua to nên đặt ông Thần Tài và Ông Địa vào chậu sạch, cho tắm mưa ngoài trời khoảng 15 phút. Sau đó đưa vào nhà lau khô, xịt nước thơm và thắp hương cấu khấn sẽ rất linh nghiệm.
6. Sau khi lập bàn thờ bạn nên thắp hương liên tục trong 100 ngày để bàn thờ tụ Khí. Không tắt đèn điện ở bàn thờ, vì ánh sáng sẽ giúp chỉ đường cho các vị thần giáng xuống trần gian. Trong 100 ngày nên thay nước mỗi ngày. Mỗi khi cần xin điều gì đó thắp 3 nén hương cắm theo hàng ngày. Vào ngày rằm, mùng một, lễ tết thì thắp 5 nén hương cắm theo hình chữ thập. Bạn nên chọn hương cuốn tàn - giữ được tàn hương, sau một thời gian sẽ có bát hương đẹp và tụ Khí. Vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch thì rút chân hương hóa vàng. Sau khi hóa vàng nên đổ một ít rượu vào tro.
7. Nghi lễ thắp hương: Thông thường người ta thường thắp hương và đọc văn khấn thần tài vào mỗi buổi sáng mỗi khi mở cửa kinh doanh. Tuy nhiên có một số thắp buổi tối. Việc thắp buổi sáng hay tối không có quy định cụ thể. Tốt nhất nên chọn giờ tốt và bài văn cúng thần tài chính xác để hành lễ sẽ kích hoạt trường khí dễ hơn.
=> Xem bài văn cúng Thần Tài chuẩn
8. Nước: trước khi lấy nước cần rửa sạch chén, tốt nhất nên đặt 5 chén nước, nước đổ đầy cách miệng chén khoảng 1cm, không nên rót quá đầy dễ bị tràn ra bàn thờ không tốt.
9. Hoa: Bạn có thể dùng bình hoa thủy tinh, gốm sứ đều được. Khi cắm nên chọn hoa tươi, có nụ, có mùi thơm càng tốt. Và không nên dùng hoa giả.
10. Quả: Chọn trái cây tươi, không bị dập héo, còn nguyên vẹn có thể dùng táo, lê, chuối, cam, quýt. Và cũng không dùng quả nhựa để thờ cúng.
11. Đèn, nến: Nên dùng nến hoặc đèn dầu, không dùng bóng điện, đèn nhấp nhấy vì chúng dễ tạo ra trường khí xấu, ảnh hưởng đến việc thờ cúng.
12. Gạo, muối sau khi cúng nên giữ lại, không được rải ra ngoài, rượu nên đứng ở ngoài cửa tưới vào nhà – với hàm ý đem lộc vào nhà.
13. Một trong những chú ý khi thắp hương cúng thần Tài - Ông Địa đó là Lộc sau khi cúng, thường vấn đề này nhiều người ít quan tâm, nhưng chúng ta nên chú ý là "Lộc sau khi cúng không được chia cho người ngoài mà chỉ cho người trong nhà ăn"
Bài khấn ngày rằm là bài cúng được mọi người sử dụng khi cúng ngày rằm để thể hiện được lòng thành kính với người thân đã khuất và truyền đạt được các mong muốn, do đó, vào ngày rằm, các gia đình Việt Nam đều làm lễ cúng và đọc bài khấn ngày rằm trên bàn thờ gia tiên để chúng gia tiên, gia thần.