Yêu và đồng cảm: thể loại, tóm tắt, bố cục, nội dung, nghệ thuật

Yêu và đồng cảm: thể loại, tóm tắt, bố cục, nội dung, nghệ thuật

Soạn bài Yêu và đồng cảm

 

I. Tác giả

- Phong Tử Khải (1898 - 1975) là nhà văn, họa sĩ, dịch giả và nhà lí luận giáo dục âm nhạc, nghệ thuật nổi tiếng của Trung Quốc.
- Những tác phẩm của ông tạo được dấu ấn với người thưởng thức bởi sự dung dị, thuần khiết nhưng cũng rất đỗi thâm sâu.
- Ông đề cao tấm lòng trẻ thơ trong cách nhìn đời và thực hành nghệ thuật.
 

II. Tìm hiểu văn bản Yêu và đồng cảm:

 

1. Xuất xứ Yêu và đồng cảm:

- Văn bản "Yêu và đồng cảm" được trích từ chương 5 của cuốn sách "Sống vốn đơn thuần" với tiêu đề là "Sống mà học nghệ thuật".
 

2. Bố cục văn bản Yêu và đồng cảm:

- Bố cục 6 phần được chia theo số đánh trong sách giáo khoa.
- Nội dung của mỗi đoạn:
+ Phần 1: Nêu lên hoàn cảnh khiến tác giả nhận ra được ý nghĩa của sự đồng cảm.
+ Phần 2: Góc nhìn riêng của người họa sĩ đối đối với vạn vật dựa trên khả năng đồng cảm vô hạn.
+ Phần 3: Khẳng định tầm quan trọng của sự đồng cảm trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật.
+ Phần 4: Biểu hiện của lòng đồng cảm.
+ Phần 5: Bản chất của nghệ thuật chính là cách nhìn vô tư, trong sáng như trẻ em.
+ Phần 6: Khẳng định tầm quan trọng của việc học trẻ em để nuôi dưỡng lòng đồng cảm.
 

3. Nội dung chính văn bản Yêu và đồng cảm:

- Tác giả bàn luận về tầm quan trọng của lòng đồng cảm đối với mỗi người và quá trình lao động nghệ thuật.
 

4. Phương thức biểu đạt trong văn bản Yêu và đồng cảm:

- Phương thức biểu đạt: nghị luận.
 

5. Thể loại văn bản Yêu và đồng cảm:

- Thể loại: văn bản nghị luận.
 

6. Giá trị nội dung văn bản Yêu và đồng cảm:

- Nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của lòng đồng cảm.
- Ca ngợi tâm hồn vô tư, trong sáng của trẻ em.
 

7. Giá trị nghệ thuật Yêu và đồng cảm:

- Luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng logic, thuyết phục, rõ ràng.
- Lời văn dạt dào cảm xúc.

Yêu và đồng cảm: thể loại, tóm tắt, bố cục, nội dung, nghệ thuật

 

II. Dàn ý văn bản Yêu và đồng cảm:

 

1. Tầm quan trọng của lòng đồng cảm quá trình sáng tạo nghệ thuật:

- Lí lẽ: Người họa sĩ không thể trở thành họa sĩ thực thụ nếu thiếu đi lòng đồng cảm.
- Dẫn chứng: "Họa sĩ đưa tấm lòng mình về trạng thái [...] để khắc họa ăn mày.".
- Lí lẽ: "Nhờ tấm lòng đồng cảm bao la như thế nên họa sĩ cũng đồng thời có được sức mạnh tinh thần phong phú mà dư dật.".
- Dẫn chứng: "Nếu nó không đủ khoáng đạt [...] có nhân cách vĩ đại.".
 

2. Bản chất của nghệ thuật chính là trẻ em.

- Lí lẽ: Ngay từ khi sinh ra con người đã có sự đồng cảm nhưng chỉ là mức độ đồng cảm khác nhau.
- Dẫn chứng: "Cách bày biện trang trí nhà cửa [...] cũng đâm ra khó chịu.".
- Lí lẽ: Tác giả ca ngợi lòng đồng cảm ở các em bé. Ông cho rằng bản chất của trẻ thơ chính là nghệ thuật.
- Dẫn chứng: "Hơn nữa, chúng không chỉ đồng cảm với con người mà còn [...] không phát hiện được".
- Lí lẽ: Ngay từ khi sinh ra, con người đã giàu lòng đồng cảm.
- Dẫn chứng: "Chỉ vì lớn lên bị cách nghĩ [...] lòng đồng cảm đáng quý nọ."
 

3. Sự cần thiết của việc học trẻ em trong việc nuôi dưỡng lòng đồng cảm:

- Lí lẽ:
+ Đặt tình cảm vào sự vật để cảm nhận được cái đẹp.
+ Bồi dưỡng nghệ thuật sẽ giúp ta thấy được thời đại hoàng kim của đời người.
- Dẫn chứng: "Chúng ta lại viết hành vi hòa mình [...] quên cả đói rét, mệt mỏi.".

--------------------------HẾT-------------------------

Lòng đồng cảm sẽ đem đến một thế giới giàu tình yêu thương, nhân ái. Đây là yếu tố không thể thiếu đối với một người nghệ sĩ thực thụ. Để chuẩn bị cho bài học trên, các em có thể đọc thêm bài văn mẫu lớp 10 khác như:
- Soạn bài Yêu và đồng cảm
- Sự đồng cảm tạo nên vẻ đẹp gắn kết của thế giới. Hãy viết đoạn văn khoảng 150 chữ về chủ đề này

Lòng đồng cảm trong con mắt của Phong Tử Khải đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình lao động và sáng tạo nghệ thuật. Các em hãy cùng tìm hiểu văn bản Yêu và đồng cảm trang 77 sáng Ngữ văn 10, Kết nối tri thức qua một số kiến thức trọng tâm như tác giả, bố cục, nội dung, nghệ thuật, dàn ý dưới đây.
Link tải Sách giáo khoa lớp 4 Kết nối tri thức PDF
Giải bài tập trang 65 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Toán lớp 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống

ĐỌC NHIỀU