- Văn bản "Xúy Vân giả dại" trích "Chèo Kim Nham".
- Đoạn trích "Xúy Vân giả dại" kể về việc Xúy Vân giả dại theo lời Trần Phương để buộc Kim Nham phải trả nàng về nhà.
Bố cục 4 phần:
- Phần 1 (từ đầu đến "điên cuồng rồ dại"): Xúy Vân tự giới thiệu bản thân.
- Phần 2 (tiếp theo đến "ức bởi xuân huyên"): Lời giãi bày về tình cảnh lẻ loi, cô đơn của Xúy Vân.
- Phần 3 (tiếp theo đến "Để cho năm bảy cần câu châu vào!"): Lời than thân của Xúy Vân.
- Phần 4 (còn lại): Lời hát điên loạn của Xúy Vân.
Đoạn trích "Xúy Vân giả dại" kể về sự việc Xúy Vân nghe theo lời dụ dỗ của Trần Phương giả điên. Vợ chồng cách xa khiến nàng bị lung lay trước lời tán tỉnh của Trần Phương. Chính vì vậy, nàng giả điên để buộc chồng trả về nhà.
- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.
- Thể loại: chèo cổ.
- Phê phán người phụ nữ thiếu chung thủy, đi ngược lại với đạo đức xã hội.
- Từ ngữ giàu sức gợi hình, gợi cảm.
- Hình ảnh ẩn dụ, hàm chứa nhiều ý nghĩa.
- Xúy Vân lấy chồng là Kim Nham nhưng cưới nhau chưa được bao lâu thì Kim Nham lên Tràng An dùi mài kinh sử.
- Nàng một mình sống trong cảnh vò võ đợi chồng.
- Trong lúc tủi hờn, cô độc, nàng bị lời tán tỉnh, nịnh nọt của Trần Phương đánh gục và giả điên.
- Qua tiếng gọi chờ đò:
+ Những mâu thuẫn, giằng xé trong nội tâm.
+ Trực tiếp bày tỏ tâm trạng đau đớn, tủi hổ.
- Trong lời hát điệu con gà rừng:
+ Cô đơn, lẻ loi vì sống xa chồng.
+ Tủi hổ, bẽ bàng vì bị người đời cười chê.
+ Khát khao về cuộc sống gia đình giản đơn, hạnh phúc.
- Trong lời than, lời hát ngược:
+ Đau đớn cho số phận bất hạnh của bản thân đến nỗi không đủ tỉnh táo.
--------------------------HẾT-------------------------
Đoạn trích Xúy Vân giả dại đã thể hiện rõ đặc trưng của sân khấu chèo. Để học tốt môn văn, em hãy xem bài văn mẫu lớp 10 như:
- Yêu và đồng cảm: thể loại, tóm tắt, bố cục, nội dung, nghệ thuật
- Soạn bài Xúy Vân giả dại ngắn nhất.