Viết bài văn phân tích một bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật

Đề bài: Phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật.

Bài văn mẫu và Dàn ý thuyết minh về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

Nội dung bài viết:
A. Dàn ý.
B. Văn mẫu.
  I. Bài mẫu số 1.
  II. Bài mẫu số 2.

 

A. Dàn ý phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật ngắn gọn

I. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
- Nêu ý kiến chung về bài thơ.
II. Thân bài:
- Phân tích đặc điểm nội dung của bài thơ:
+ Hình tượng thiên nhiên.
+ Hình tượng con người.
+ Cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ.
- Phân tích nét đặc sắc về nghệ thuật:
+ Thể thơ.
+ Nghệ thuật tả cảnh, tả tình.
+ Ngôn ngữ.
+ Biện pháp tu từ.
III. Kết bài:
- Khẳng định lại vị trí và ý nghĩa của bài thơ.
 

B. Bài mẫu viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học ( thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

 

I. Phân tích một tác phẩm văn học (thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật) - mẫu số 1:

1. Dàn ý phân tích bài thơ "Ngắm trăng"
1.1. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát tác giả Hồ Chí Minh và tác phẩm "Ngắm trăng".
2.2. Thân bài:
a) Khái quát chung:
- Hoàn cảnh sáng tác: Trích trong tập thơ "Nhật kí trong tù" (gồm 133 bài thơ chữ Hán), được sáng tác khi. Đó là khi Người bị bắt giam và giải tới các nhà lao ở tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc.
- Nhan đề "Ngắm trăng" thể hiện mong đợi của Bác về một ngày không xa đất nước được thống nhất.
b) Phân tích bài thơ:
- Hai câu thơ đầu:
+ Điệp ngữ "vô" kết hợp với hai từ "tửu, hoa" gợi lên hoàn cảnh ngắm trăng bị cầm tù, điều kiện cô cùng thiếu thốn.
+ Câu hỏi tu từ "Đối thử lương tiêu nại nhược hà?": Tâm trạng bối rối trước vẻ đẹp của thiên nhiên và sự ung dung, tự tại của nhà thơ.
=> Vậy qua hai câu thơ đầu đó là tâm hồn Bác vô cùng nhạy cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên.
- Hai câu thơ cuối:
+ Nổi bật mối giao hòa đặc biệt giữa người và trăng.
+ Vượt qua tất cả hoàn cảnh khó khăn người chiến sĩ cách mạng vẫn tự tại thưởng nguyệt.
=> Qua đó làm nổi bật tinh thần thép, phong thái ung dung, vượt lên sự tàn bạo của kẻ thù, khát vọng tự do của Bác.
2.3. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:
+ Giá trị nội dung: Hoàn cảnh ngắm trăng đặc biệt.
+ Giá trị nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, kết hợp hài hòa giữa cổ điển và hiện đại.

2. Bài văn mẫu phân tích "Ngắm trăng":

Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc và nhà thơ lớn của đất nước. Người đã để lại cho đời kho tàng thi ca có giá trị. Trong đó không thể bỏ qua tập thơ "Nhật kí trong tù". "Ngắm trăng" là một trong những bài thơ tiêu biểu trích trong tập thơ đó. Tác phẩm đã làm nổi bật tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước thiết tha của Bác.

Tác phẩm được trích trong tập thơ "Nhật kí trong tù" (gồm 133 bài thơ chữ Hán), được sáng tác khi Người bị bắt giam và giải tới các nhà lao ở tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc. Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đặc sắc. Nhan đề bài thơ là "vọng nguyệt" tức là "ngắm trăng". Đây là một đề tài rất quen thuộc trong thơ ca. Bởi từ xưa đến nay hình ảnh trăng đã trở thành nguồn cảm hứng của nhiều thi sĩ. "Vọng" không chỉ là nhìn, là ngắm mà đó còn thấy được sự ngóng trông, mong đợi của Bác về một ngày không xa đất nước được thống nhất.

Mở đầu bài thơ, người đọc cảm nhận được hoàn cảnh của Bác. Lúc này, Người đang bị giam trong tù. Điệp ngữ "vô" kết hợp với hai từ "tửu, hoa" gợi lên hoàn cảnh ngắm trăng bị cầm tù, điều kiện cô cùng thiếu thốn. Tiếp theo, câu hỏi tu từ "Đối thử lương tiêu nại nhược hà?" vừa gợi tâm trạng bối rối trước vẻ đẹp của thiên nhiên vừa thể hiện sự ung dung, tự tại của nhà thơ. Vậy qua hai câu thơ đầu đó là tâm hồn Bác vô cùng nhạy cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên. Dường như Người không bị vướng bận bởi vật chất mà trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng tự do, ung dung, yêu đời.

Đến hai câu thơ cuối, tác giả sử dụng cấu trúc đăng đối rất hài hòa: "nhân" đối với "nguyệt", "song tiền" đối với "song khích", "minh nguyệt" đối với "thi gia" đã làm nổi bật mối giao hòa đặc biệt giữa người và trăng. Trong hoàn cảnh này, người và trăng chủ động tìm đến nhau bất chấp song sắt nhà tù. Vượt qua tất cả hoàn cảnh khó khăn người chiến sĩ cách mạng vẫn tự tại thưởng nguyệt. Qua đó làm nổi bật tinh thần thép, phong thái ung dung, vượt lên sự tàn bạo của kẻ thù, khát vọng tự do của Bác.

Bằng việc sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, kết hợp hài hòa giữa cổ điển và hiện đại, tác giả đã làm nổi bật hoàn cảnh ngắm trăng thật đặc biệt. Cũng qua bài thơ, người đọc thấy được Bác là một thi sĩ yêu thiên nhiên. Đồng thời cũng là người chiến sĩ với chất thép sáng ngời.

------------Hết --------------

Mời em tham khảo thêm các bài mẫu liên quan trên Taimienphi.vn như: Viết đoạn văn cảm nhận về nhan đề hoặc hình ảnh đặc sắc trong Thiên trường vãn vọng, Viết đoạn văn phân tích hai câu thơ gây ấn tượng nhất trong bài Thu điếu, Viết đoạn văn về tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua bài Đọc Tiểu Thanh kí, Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) phân tích hai câu thơ gây ấn tượng nhất đối với em trong bài Thu điếu, Trình bày ý kiến về một sản phẩm văn hóa truyền thống trong cuộc sống hiện tại....

Thuyết minh về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật hay nhất

 

II. Phân tích một tác phẩm văn học (thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật) - mẫu số 2:

1. Dàn ý phân tích bài thơ "Bạn đến chơi nhà"
1.1. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát tác giả Nguyễn Khuyến và tác phẩm "Bạn đến chơi nhà".
2.2. Thân bài:
- Câu thơ đầu ông đã thể hiện đó là niềm vui của nhà thơ khi bạn đến chơi nhà.
- "Bác" thể hiện sự thân tình, gần gũi, kính trọng.
- Hoàn cảnh tác giả tiếp đãi bạn vô cùng éo le:
+ Khách đến chơi nhà là khi trẻ thì đi vắng, chợ thì ở xa, ao sâu không thể bắt được cá, vườn rộng không đuổi được gà,...
=> Tác giả đang phân trần cho bạn của mình về sự thiếu sót của hoàn cảnh bản thân. => Cuộc sống nơi thôn quê của Nguyễn Khuyến đạm bạc, giản dị.
- Câu thơ cuối của bài thơ "Bác đến chơi đây, ta với ta" khẳng định tình bạn đậm đà, thân thiết, trọn vẹn.
2.3. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:
+ Giá trị nội dung: Tình bạn chân thành sẽ vượt qua những của cải vật chất tầm thường.
+ Giá trị nghệ thuật: Ngôn ngữ thơ bình dị, hài hước, hóm hỉnh.

2. Bài văn mẫu phân tích bài thơ "Bạn đến chơi nhà":

Nguyễn Khuyến là nhà thơ lớn của dân tộc, được mệnh danh là "Nhà thơ của quê hương, làng cảnh Việt Nam". Tiêu biểu cho sáng tác của ông phải kể đến bài thơ "Bạn đến chơi nhà". Tác phẩm đã giúp người đọc cảm nhận được cảm nhận được tâm trạng của Nguyễn Khuyến khi bạn đến chơi nhà.

Ở câu thơ đầu ông đã thể hiện là niềm vui của nhà thơ khi bạn đến chơi nhà: "Đã bấy lâu nay Bác đến nhà". Thông báo thời gian rất lâu người bạn mới đến thăm. Đó là sự mong đợi, xúc động, vui sướng khó diễn tả thành lời. Cách gọi "bác" thể hiện sự thân tình, gần gũi, kính trọng. Qua câu thơ đầu, ta thấy được niềm vui chân thành của nhà thơ khi bạn đến chơi nhà.

Hoàn cảnh tác giả tiếp đãi bạn vô cùng éo le. Khách đến chơi nhà là khi trẻ thì đi vắng, chợ thì ở xa, ao sâu không thể bắt được cá, vườn rộng không đuổi được gà,... Tác giả đang phân trần cho bạn của mình về sự thiếu sót của hoàn cảnh. Qua đây, người đọc cũng hiểu hơn về cuộc sống nơi thôn quê của Nguyễn Khuyến. Ông sống hòa mình vào thiên nhiên, sống đạm bạc, giản dị. Tác giả sử dụng nghệ thuật liệt kê, đối, nói quá, thành ngữ, ngôn bình dị, giọng thơ hóm hỉnh, hài hước, sử dụng tính từ (xa, sâu, cả, rộng, thưa...) phó từ (đã, chửa, mới, vừa, đương). Qua đây, người đọc cảm nhận được Nguyễn Khuyến là người trọng tình nghĩa hơn vật chất, tin tưởng ở sự cao cả của tình bạn trong sáng.

Câu thơ cuối của bài thơ "Bác đến chơi đây, ta với ta" thật giàu cảm xúc. Cụm từ "ta với ta" khẳng định tình bạn đậm đà, thân thiết, trọn vẹn, trong sáng, vượt lên trên những giá trị vật chất tầm thường. Ý thơ khiến người đọc liên tưởng đến "một mảnh tình riêng, ta với ta" trong thơ của Bà Huyện Thanh Quan. Điểm giống nhau của cả hai bài thơ đó là đều cùng hình thức ngữ âm và được dùng để kết thúc bài thơ. Nhưng khác ở chỗ trong thơ Bà Huyện Thanh Quan đó chỉ một người đó là nhà thơ và để thể hiện nỗi cô đơn, nỗi buồn, nỗi nhớ nước, thương nhà khắc khoải, thấm thía, xót xa. Còn trong thơ Nguyễn Khuyến đó chỉ hai người tác giả và bạn mình. Qua đó ca ngợi tình bạn cao đẹp, vượt lên trên mọi thứ của cải vật chất tầm thường.

Với ngôn ngữ thơ bình dị, hài hước, hóm hỉnh, tác giả đã mang đến độc giả một bài thơ ý nghĩa về tình bạn. Qua đây, người đọc cảm nhận được tình bạn chân thành sẽ vượt qua những của cải vật chất tầm thường. Những người tri kỉ sẽ đối xử với nhau bằng tình cảm chân thành, tha thiết.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Khi viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học các em chú ý làm nổi bật giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ đó nhé.

Trong chương trình học, em sẽ được tìm hiểu các bài thơ Đường luật. Để có thể tìm hiểu kĩ những bài thơ này, em có thể tham khảo bài Viết bài văn phân tích một bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật, Ngữ văn 8, Kết nối tri thức, Học kì I trên Taimienphi.vn nhé!
Link tải Sách giáo khoa lớp 4 Kết nối tri thức PDF
Giải bài tập trang 65 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Toán lớp 7 trang 108, 109 tập 1 sách Kết Nối Tri Thức
Giải Toán lớp 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống

ĐỌC NHIỀU