- Nguyên Hồng (1918 - 1982), nguyên quán Nam Định.
- Ông được biết đến nhiều nhất với tiểu thuyết "Bỉ vỏ".
- Ông từng hoạt động Cách mạng trong thời kì chống Pháp cùng các nhà văn nổi tiếng cùng thời như Nam Cao, Nguyễn Huy Tưởng.
- Tuổi thơ ông chịu nhiều đắng cay, tủi cực.
- Ông đã viết lại tuổi thơ của mình dưới dạng hồi kí trong tác phẩm "Những ngày thơ ấu".
- Văn bản "Trong lòng mẹ" được trích từ hồi kí "Những ngày thơ ấu".
- Hồi kí "Những ngày thơ ấu":
+ Viết về tuổi thơ đắng cay, chua chát của chính tác giả.
+ Đăng trên báo năm 1938, hai năm sau được xuất bản thành sách.
Bố cục 3 phần:
- Phần 1 (từ đầu đến "xoay ra sống bằng cách đó"): Hoàn cảnh sống của chú bé Hồng.
- Phần 2 (tiếp theo đến "người ta hỏi đến chứ?"): Đoạn hội thoại giữa bà cô và chú bé Hồng.
- Phần 3 (tiếp theo đến hết): Niềm vui của chú bé Hồng khi gặp lại mẹ.
Đoạn trích "Trong lòng mẹ" kể về tình cảm sâu nặng của chú bé Hồng dành cho mẹ. Hồng mồ côi cha. Mẹ đi khắp nơi kiếm sống cho nên Hồng phải ở cùng với nhà nội. Bà cô và họ hàng bên nội luôn nói với Hồng những lời nói xấu xa, cay độc về mẹ. Tuy nhiên, Hồng luôn giữ tấm lòng hiếu thảo cùng sự kính trọng dành đối với mẹ. Vào ngày giỗ đầu của cha, Hồng gặp lại mẹ trên đường đi học về. Trong khoảnh khắc ấy, Hồng đắm chìm trong cảm giác vui sướng, hạnh phúc khi ở bên mẹ.
- Phương thức biểu đạt của đoạn trích "Trong lòng mẹ": tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
- Thể loại: hồi kí.
- Qua đoạn trích, tác giả bày tỏ tình yêu thương sâu sắc, mãnh liệt đối với người mẹ bất hạnh, đáng thương của mình. Từ đó, ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng.
- Lời văn thấm thía, nhẹ nhàng.
- Hình ảnh, từ ngữ giàu sức gợi hình gợi cảm.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc.
a) Hoàn cảnh sống:
- Hoàn cảnh đáng thương, tội nghiệp của chú bé Hồng:
+ Mồ côi cha.
+ Mẹ trang trải cuộc sống bằng cách đi bán bóng đèn và vàng hương.
+ Ở cùng bà cô với bà cô.
=> Thiếu thốn tình yêu thương.
b) Đặc điểm, tính cách của chú bé Hồng:
* Ngoan ngoãn, lễ phép:
- Đứng trước những lời nói độc địa của bà cô, trong lòng dù căm ghét nhưng Hồng vẫn thưa gửi lễ phép.
* Hiếu thảo, yêu thương và thấu hiểu nỗi khổ của mẹ:
- Hồng chưa bao giờ bị những rắp tâm tanh bẩn và lời nói độc địa của bà cô làm ảnh hưởng đến tình yêu thương đối mẹ.
- Thấu hiểu được nỗi khổ cực của mẹ:
+ Là người phụ nữ góa chồng.
+ Do nghèo khó nên phải bỏ con "đi tha phương, cầu thực", không thể hỏi thăm hay gửi cho con "đồng quà tấm bánh".
+ Bị nhà chồng, người đời gièm pha.
- Trân trọng những phút giây ở bên mẹ:
+ Đuổi theo, gọi to "Mợ ơi!".
+ Khóc nức nở.
+ Đầu ngả vào cánh tay mẹ để cảm nhận hơi ấm từ tình mẹ.
+ Không mảy may nghĩ đến lời nói độc địa của bà cô.
- Là một người phụ nữ cay độc, thiếu tình yêu thương với người khác:
+ Lời nói móc mỉa, xỉa xói: "Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?", "Mấy lại rằm tháng Tám này là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho mày và mày cùng còn phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ?"
=> Tỏ ra quan tâm nhưng thực chất là châm chọc, cố tình gieo rắc vào đầu Hồng những ý nghĩ xấu xa về mẹ.
+ Hành động: gọi đến bên, cười hỏi.
=> Bên ngoài thể hiện quan tâm gần gũi nhưng lời nói lại trái ngược.
a) Ngoại hình:
- Không còm cõi, xơ xác.
- Gương mặt tươi sáng.
- Đôi mắt trong.
- Nước da mịn và đôi gò má hồng.
- Khuôn miệng xinh xắn.
b) Phẩm chất:
- Là người phụ nữ đáng thương, bất hạnh:
+ Góa chồng.
+ Bị gia đình chồng hắt hủi, ghét bỏ.
+ Cùng túng phải bỏ con, bỏ quê hương để "tha phương cầu thực".
- Là người phụ nữ luôn yêu thương con:
+ Cầm nón vẫy con.
+ Kéo tay, xoa đầu, khóc khi gặp lại con.
+ Ôm con vào lòng vuốt ve, âu yếm.
--------------------------HẾT-------------------------
Đoạn trích Trong lòng mẹ đã đem đến cho chúng ta những cảm nhận sâu sắc về tình cảm giữa chú bé Hồng và người mẹ đáng thương, tội nghiệp của mình. Bên cạnh bài viết trên, em hãy xem thêm bài văn mẫu lớp 6 khác cùng chủ đề như Soạn bài Trong lòng mẹ Ngữ văn lớp 6 và nhiều bài khác.