Chọn 1 trong 2 đề sau:
1. Trình bày ý kiến của em về tính cách của các nhân vật trong một câu chuyện đã học ở Bài 3.
* Gợi ý bài làm:
Trong các tác phẩm đã học ở bài 3, tớ cảm thấy ấn tượng nhất với câu chuyện “Những chú bé giàu trí tưởng tượng”.
Truyện kể về hai cậu bé Mi-sa và Xa-sa cùng trò chơi nói khoác của họ. Họ cùng nhau tưởng tượng và kể ra nhiều điều thú vị rồi cười đùa vô cùng vui vẻ. Thế mà I-go - một người bạn khác, lại tỏ vẻ khinh thường, chê bai họ. Điều này khiến Mi-sa và Xa-sa tức giận bỏ đi. Tình cờ, họ gặp I-ra - em gái I-go - người bị I-go đổ oan cho tội ăn vụng mứt. Cả ba cùng nhau ăn chiếc kem. Mi-sa và Xa-sa còn chọc cô bé cười bằng trò chơi nói khoác của mình.
Qua câu chuyện, em thấy Mi-sa và Xa-sa là hai bạn nhỏ vô cùng tốt bụng. Họ chỉ nói khoác để tạo niềm vui cho mọi người. Thậm chí còn giúp đỡ, chia sẻ chiếc kem ngon lành với cô bé I-ra ngây thơ. Đối với I-go, cậu đã nói dối và đổ tội ăn vụng mứt cho em gái mình. Đây là một hành động rất xấu, cần phải bị phê bình, nhắc nhở.
Mong rằng các bạn sẽ không bắt chước I-go. Hãy dũng cảm nhận lỗi của bản thân, đừng để người khác chịu tội thay mình nhé.
------------------------------------------
Mời các em tham khảo thêm một số mẫu Trình bày ý kiến về tính cách của các nhân vật trong một câu chuyện đã học ở Bài 3 tại đây.
2. Trình bày ý kiến về biểu hiện của tính trung thực trong học tập và đời sống.
* Gợi ý bài làm:
Bác Hồ đã từng dạy: “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Sự “thật thà” ở đây chính là tính trung thực - một trong những phẩm chất đáng quý nhất của con người.
Trung thực hiểu là luôn nói sự thật, không dối trá. Đức tính này được biểu hiện rất rõ trong cả học tập và đời sống.
Đối với quá trình học tập, tính trung thực sẽ đem đến sự tin tưởng, tín nhiệm của thầy cô và bạn bè. Nào là không gian dối trong thi cử, dám nhận trách nhiệm cho việc mình làm sai, không bao che cho hành vi xấu,... Tất cả những hành động đó sẽ giúp bản thân các bạn học sinh trở nên tiến bộ hơn. Đồng thời, thúc đẩy sự phát triển của cả tập thể lớp, trường.
Trong cuộc sống, sự trung thực cũng được biểu hiện qua những hành động tương tự: tôn trọng lẽ phải, không lừa gạt người khác để trục lợi cho bản thân, tố cáo những trường hợp gian dối với nhà chức trách,... Chỉ khi mọi người cùng đề cao sự thật thì lúc đó, xã hội mới có thể phát triển, tiến bộ một cách tích cực, lành mạnh.
Tuy nhiên hiện nay, vẫn còn một vài trường hợp cá biệt chưa biết tôn trọng tính trung thực. Họ bất chấp pháp luật để lừa gạt người khác, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho xã hội. Điều này cần nhanh chóng được khắc phục, trả lại một cộng đồng bình yên, hòa thuận cho mọi người.
Tóm lại, mỗi cá nhân đều cần rèn luyện tính trung thực cho bản thân. Từ đó, trở thành một người có ích, đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước trong tương lai.
------------------------------------------
Mời các em tham khảo thêm một số mẫu Trình bày ý kiến về biểu hiện của tính trung thực trong học tập và đời sống nhé.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Như vậy, chúng ta đã điểm qua một vài mẫu của phần Trao đổi bài 3: Như măng mọc thẳng. Cùng thuộc chủ đề này, mời em tham khảo thêm các phần khác như bài đọc Một người chính trực, Những hạt thóc giống; phần luyện từ và câu Nhân hóa và Luyện tập về nhân hóa hay phần viết với nội dung Tả cây cối trong chương trình Tiếng Việt 4, bộ sách Cánh Diều nhé.