"Trở gió" viết về những cảm xúc của nhân vật "tôi" khi ngóng chờ cơn gió chướng. Mùa gió về làm "tôi" vừa mừng vừa bực bởi như vậy là sắp hết năm, bản thân sẽ già đi một tuổi và thời gian trông ngày càng nhanh. Từng cơn gió chướng cũng báo hiệu Tết đến, mọi người được mua sắm quần áo mới. Gió chướng còn gắn liền với mùa thu hoạch lúa. Đặc biệt, hơn hết, gió chướng mang đến hương vị quê hương, khơi gợi nỗi nhớ nhà của nhân vật "tôi".
Văn bản "Trở gió" của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư nói về cảm xúc đan xen lẫn lộn của nhân vật "tôi" khi mùa gió về. "Tôi" cảm thấy buồn tủi vì gió về báo hiệu sắp hết một năm, bản thân thêm một tuổi. Nhưng trên hết, "tôi" vẫn luôn ngóng trông, chờ đợi gió chướng. Gió xuất hiện cũng là lúc Tết đến, xuân về, ai ai cũng được sắm quần áo mới. Những cơn gió đó còn song hàng cùng mùa thu hoạch. Và thấy gió chướng, "tôi" lại càng cảm thấy nhớ quê nhà da diết.
"Trở gió" của Nguyễn Ngọc Tư viết về những dòng cảm xúc của nhân vật "tôi" trong khoảnh khắc đợi gió chướng về. Ban đầu, "tôi" thấy hơi buồn khi nghĩ tới việc gió về là sắp hết một năm, bản thân sẽ già thêm một tuổi. Nhưng sự mong chờ, ngóng trông đã lấn át cảm xúc ấy. "Tôi" chờ đợi gió chướng về bởi nó báo hiệu Tết gần đến, mọi người có thể đi mua sắm đồ mới. Từng cơn gió đến cũng là lúc mùa thu hoạch diễn ra. Và gió chướng xuất hiện làm lòng "tôi" lại thấy chông chênh nỗi nhớ quê hương.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Em có thể rèn luyện thêm ở nhà bằng cách tóm tắt các văn bản khác. Khi tiến hành tóm tắt, em cần đọc kĩ và nắm chắc nội dung chính của tác phẩm đó. Chúc các em học tập tốt môn Ngữ văn 7.
Các bài soạn, văn mẫu lớp 7 khác:
- Trở gió: tác giả, thể loại, phương thức biểu đạt, tóm tắt, bố cục, nội dung, nghệ thuật
- Soạn bài Trở gió, Ngữ văn lớp 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống