Thuyết minh về cây vải ở quê em

Đề bài: Thuyết minh về cây vải ở quê em

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Thuyết minh về cây vải ở quê em


I. Dàn ý Thuyết minh về cây vải ở quê em (Chuẩn)

1. Mở bài

- Giới thiệu chung về cây vải quê hương.

2. Thân bài

* Nguồn gốc loài vải:
- Cây vải còn có tên gọi khác là cây lệ chi, đây là một một loài thực vật thuộc họ Bồ hòn, có hoa.
- Năm 1782, được Pierre Sonnerat miêu tả khoa học đầu tiên.
- Là loại cây ăn quả nổi tiếng ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung, cây vải có nguồn gốc từ miền Bắc nước ta.

* Phân bố:
Cây vải được trồng nhiều khu vực Đông Nam Á, miền nam Nhật Bản hay miền đông Australia. Ở Việt Nam, vải được trồng nhiều ở miền Bắc, đặc biệt ở các tỉnh như Nam Định, Bắc Giang, Hải Dương...

* Đặc điểm:
- Vải là thực vật thân gỗ, có kích thước trung bình, mỗi cây cao tầm 5-10m.
- Thân cây vừa, vỏ cây có màu nâu, khá xù xì và thô.
- Lá vải hình lông chim, mỗi lá dài tầm 10-15 cm và mọc so le nhau, ngoài ra còn có các lá chét ở hai bên.
- Lá vải khi còn non thì có màu đỏ sáng bóng, sau dần theo thời gian chuyển thành màu xanh đậm, lá khô có màu nâu.
- Hoa vải rất nhỏ, màu trắng sữa, được mọc thành chùm. Mỗi chùm có thể dài tới 30 cm, có mùi thơm nồng tựa hương nhãn.
- Quả vải hình cầu, thuộc loại quả hạch, đường kính khoảng tầm 3 xăng-ti-mét, gồm vỏ, lớp cùi dày và hạt bên trong.

* Vai trò, công dụng :
+ Cây vải là loại cây ăn quả thơm ngon, bổ dưỡng, có giá trị kinh tế cao.
+ Vải tươi dùng làm món tráng miệng, ăn trực tiếp.
+ Cũng có thể sử dụng làm bánh kem, làm chè rất ngon và hấp dẫn. Ngoài ra, các sản phẩm như vải sấy khô, ướp lạnh, tẩm gia vị,.
+ Vải khô dùng để ngâm rượu làm thuốc.
+ Cùi vải giúp ích khí, bổ huyết, hạt vải có thể trị các chứng như đau bụng sau sinh hay đau dạ dày, ruột non.
+ Vải còn dùng để xuất khẩu.

* Cách trồng và chăm sóc:
- Thời điểm thích hợp nhất để trồng vải là vào mùa xuân hoặc vụ thu.
- Trước khi trồng, người nông dân phải bón lót bằng phân chuồng hoại mục, vôi rồi để phơi ải tầm 15 đến 20 ngày nhằm loại trừ các mầm bệnh.
- Vào mùa khô, cần cung cấp đủ nước cho cây, đặc biệt là khi trái đang lớn hay khi quả vào độ chín.
- Hàng năm cây cần được bón thúc khoảng 3 đến 4 đợt, phun thuốc diệt trừ sâu và quét dọn cành lá khô nhằm giảm thiểu thấp nhất sâu bọ hại cây.

3. Kết bài

Khẳng định giá trị của vải trong đời sống con người.


II. Bài văn mẫu Thuyết minh về cây vải ở quê em (Chuẩn)

Nếu mùa xuân là mùa của trăm hoa đua nở thì mùa hè là mùa của cây trái ngọt lành. Đó là trái bưởi thanh mát, chôm chôm thơm ngon, dưa hấu ngọt thanh và không thể không nhắc đến hương vị đậm đà của vải thiều quê hương. Cây vải không biết tự bao giờ đã trở nên gần gũi và gắn bó với bao người dân Việt Nam.

Cây vải còn có tên gọi khác là cây lệ chi, đây là một một loài thực vật thuộc họ Bồ hòn, có hoa. Năm 1782, được Pierre Sonnerat miêu tả khoa học đầu tiên. Là loại cây ăn quả nổi tiếng ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung, cây vải có nguồn gốc từ miền Bắc nước ta. Trên thế giới, vải được trồng nhiều ở khu vực Đông Nam Á, miền nam Nhật Bản hay miền đông Australia. Ở Việt Nam, vải được trồng nhiều ở miền Bắc, đặc biệt ở các tỉnh như Bắc Giang, Hải Dương...

Vải là thực vật thân gỗ, có kích thước trung bình, mỗi cây cao tầm 5-10m. Thân cây vừa, vỏ cây có màu nâu, khá xù xì và thô. Lá vải hình lông chim, mỗi lá dài tầm 15-25 cm và mọc so le nhau, ngoài ra còn có các lá chét ở hai bên. Lá vải khi còn non thì có màu đỏ sáng bóng, sau dần theo thời gian chuyển thành màu xanh đậm, lá khô có màu nâu. Hoa vải rất nhỏ, màu trắng sữa, được mọc thành chùm. Mỗi chùm có thể dài tới 30 cm. Hoa vải có mùi thơm nồng đặc trưng. Quả vải hình cầu, thuộc loại quả hạch, đường kính khoảng tầm 3 xăng-ti-mét. Quả vải gồm vỏ, lớp cùi dày và hạt bên trong, khi nhỏ có màu xanh, lớn lên và chín dần chuyển thành màu đỏ sẫm, khoảng 100 ngày sau khi cây ra hoa thì quả vào độ chín. Hương vị của vải thơm ngon, thanh mát, Lê Quý Đôn từng khen ngợi: "Quả vải vừa ngon, vừa đẹp, cổ nhân đã ngợi khen: mã ngoài như lụa hồng, tơ tía, thịt vải như thủy tinh, như giáng tuyết. Bạch Lạc Thiên, Thái Quân Mô đều đã ngợi khen trong các sách đồ phả, tự ký. Nước Nam nhiều vải nhất, nhất là vải sản xuất ở xã An Nhân, huyện Đường Hào là thật ngon: vừa ngọt, vừa thơm, không thể nói hết được..."

Cây vải có rất nhiều công dụng. Cây vải cho trái ngọt, cũng có thể cho bóng mát, quả vải dùng làm món tráng miệng, ăn trực tiếp. Cũng có thể sử dụng làm bánh kem, làm chè rất ngon và hấp dẫn. Ngoài ra, các sản phẩm như vải sấy khô, ướp lạnh, tẩm gia vị,.. được sản xuất hấp dẫn và thu hút người tiêu dùng. Vải khô dùng để ngâm rượu cũng rất ngon. Vải còn được dùng làm thuốc, cùi vải giúp ích khí, bổ huyết, hạt vải có thể trị các chứng như đau bụng sau sinh hay đau dạ dày, ruột non. Tuy nhiên, vải ăn nhiều rất dễ gây nóng, chướng bụng nhiệt miệng,..vì vậy cần sử dụng phù hợp và dùng khi quả vải đã chín đều. Vải là loài cây mang lại giá trị kinh tế khá cao, nhu cầu vải ngày càng tăng cũng như chất lượng tốt nên hiện nay lượng vải xuất khẩu vải thiều ra các nước khá lớn, nhờ đó mà thu nhập người dân được cải thiện. Vào tháng 3 năm 2021, mặc dù tình hình dịch bệnh phức tạp nhưng các nhà kinh doanh vẫn xuất khẩu được hơn 50 tấn vải thiều sang Nhật Bản, đó là một tín hiệu đáng mừng cho người dân Bắc Giang nói riêng và nghề trồng vải nói chung.

Để có được mùa vải bội thu không phải là điều dễ dàng, trồng vải cũng phải chú ý quy trình chăm sóc để cây đạt chuẩn. Thời điểm thích hợp nhất để trồng vải là vào mùa xuân hoặc vụ thu. Trước khi trồng, người nông dân phải bón lót bằng phân chuồng hoại mục, vôi rồi để phơi ải tầm 15 đến 20 ngày nhằm loại trừ các mầm bệnh. Vào mùa khô, cần cung cấp đủ nước cho cây, đặc biệt là khi trái đang lớn hay khi quả vào độ chín. Hàng năm cây cần được bón thúc khoảng 3 đến 4 đợt, phun thuốc diệt trừ sâu và quét dọn cành lá khô nhằm giảm thiểu thấp nhất sâu bọ hại cây.

Có thể nói, vải là thức quả nổi bật mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Dưới bàn tay chăm sóc, vun trồng của người nông dân, vải càng trở nên ngọt lành và đậm đà hơn bao giờ hết. Mong rằng, trong tương lai sẽ có nhiều sản phẩm chất lượng hơn được chế biến từ vỉa để đem thương hiệu Vải Việt Nam ra khắp thế giới.

----------------HẾT----------------

Bài viết trên đây đã giúp các em học sinh có thêm hiểu biết về cây vải. Từ đó thêm yêu và quý loài quả ngọt này. Bên cạnh đó, các em có thể tìm hiểu thêm về một số loài cây khác qua các bài viết. Thuyết minh về cây Thanh long, Thuyết minh về cây cà phê ở Tây Nguyên, Thuyết minh về cây bưởi, Thuyết minh về cây chuối hay nhất.

Mỗi văn bản thuyết minh đều cung cấp cho chúng ta những tri thức khách quan, khoa học. Cách làm văn bản thuyết minh thoạt nghĩ là khó nhưng thực ra không hề khó chút nào nếu các em biết cách triển khai. Bài văn mẫu Thuyết minh về cây vải ở quê em dưới đây không chỉ cung cấp cho các em những thông tin hay về nguồn gốc, đặc điểm, giá trị kinh tế của cây vải mà còn hướng dẫn các em cách thuyết minh về một loài cây.
Thuyết minh về cây Mít ở quê em
Thuyết minh về cây xoài
Thuyết minh về cây lúa Việt Nam ngắn nhất
Dàn ý thuyết minh về cây tre
Thuyết minh về cây bưởi
Thuyết minh về một loài động vật hay vật nuôi ở quê em

ĐỌC NHIỀU