- Xuân Diệu (1916 - 1985), tên đầy đủ là Ngô Xuân Diệu.
- Quê nội ông ở làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
- Quê ngoại ở vạn Gò Bồi, xã Tùng Giản, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
- Ông là một trong những nhà thơ xuất sắc trong Phong trào Thơ Mới.
- Thơ ông thể hiện một tình yêu dồi dào, những rung động tươi mới, mãnh liệt và niềm khát khao giao cảm với đời.
Bài thơ "Thơ duyên" in trong tập "Thơ thơ" (1933 - 1938), tập thơ đầu tay của tác giả.
Bài thơ "Thơ duyên" là sự rung động mạnh mẽ và sâu sắc của nhà thơ Xuân Diệu trước cuộc giao duyên huyền diệu của thế gian.
Bài thơ "Thơ duyên" được làm theo thể bảy chữ.
Phương thức biểu đạt của bài thơ là biểu cảm.
- "Thơ" là hình thức sáng tác văn học phản ánh những cảm xúc chất chứa, dạt dào.
- "Duyên": sự gặp gỡ, giao lưu, đồng điệu giữa hai tâm hồn tạo nên những tình cảm gắn bó, khăng khít.
=> Nhan đề "Thơ duyên" mang ý nghĩa là bài thơ ghi lại cảm xúc mãnh liệt, khao khát của tác giả trước mối tơ duyên.
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ "Thơ duyên: là khao khát hạnh phúc lứa đôi.
Mạch cảm xúc đi từ hạnh phúc, hoan vui đến lo sợ, cô đơn.
- Bài thơ "Thơ duyên" có bố cục 4 phần:
+ Khổ 1, 2: Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp của chiều thu.
+ Khổ 3: Duyên tình gặp gỡ giữa "anh" và "em".
+ Khổ 4: Bức tranh thiên nhiên chiều thu buồn, lạc lõng.
+ Khổ 5: Khát khao được giao hòa, gắn kết tuyệt đối giữa duyên "anh" và "em".
- Bài thơ đã khắc họa sinh động bức tranh thiên nhiên mùa thu.
- Đồng thời, làm nổi bật mối giao duyên hòa hợp giữa con người với con người, con người với thiên nhiên, thiên nhiên với thiên nhiên.
- Từ đó, ta thấy được khát khao giao cảm, khát vọng sống mãnh liệt của nhà thơ Xuân Diệu.
- Biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh đặc sắc.
- Xây dựng hình ảnh thơ độc đáo.
- Giọng thơ nhẹ nhàng, sâu lắng.
- Cảnh vật giao hòa, xoắn bện vào nhau:
+ Hình ảnh "nhánh duyên" gợi ra đường nét duyên dáng của cành cây, nhành lá.
+ "Cặp chim chuyền": vừa miêu tả cảnh quan, vừa diễn tả thế giới tinh thần phong phú, gắn bó, thân mật.
+ Động từ "đổ" kết hợp với tính từ "xanh ngọc" và hình ảnh muôn lá đã cho thấy bầu trời nhuộm xanh cả không gian.
=> Thu tràn ngập khắp không gian, khiến mọi nơi dậy vang tiếng đàn.
=> Bức tranh thiên nhiên ở khổ thơ đầu giao hòa, vừa có màu sắc, hình khối, đường nét vừa có âm thanh.
* Cảnh sắc thiên nhiên làm nền để thúc đẩy mối duyên tình giữa "anh" và "em":
- "Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu/ Lả lả cành hoang nắng trở chiều" vừa phác họa đường nét mềm mại của cảnh vật vừa gợi nỗi xuyến xao của lòng người.
- "Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn/ Lần đầu rung động nỗi thương yêu": diễn tả tâm trạng của con người mà cụ thể là sự rung động lần đầu tiên của "anh" và "em". Đây là sự rung động hồn nhiên, trong sáng.
- Thay đổi về cách xưng hô từ "ta", "bạn" sang "anh", "em" thể hiện sự phát triển trong tình cảm.
- Hai câu "Em bước điềm nhiên không vướng chân,/ Anh đi lững đững chẳng theo gần" khiến người đọc cảm thấy có một khoảng cách giữa "anh" với "em".
=> Lí do khiến "anh" "chẳng theo gần" là do rụt rè, chưa dám tiến gần đến để làm quen.
- Hai câu sau lại diễn tả sự gắn bó, giao hòa qua biện pháp so sánh "Anh với em như một cặp vần".
- "Mây biếc về đâu bay gấp gấp" vừa diễn tả sự gấp gáp, thúc giục vừa gợi ra sự vô định, lạc trôi của đàn cô trên đồng ruộng bao la.
- Câu thơ "Chim nghe trời rộng giang thêm cánh" sử dụng phép tương phản giữa một bên là cánh chim nhỏ bé với không gian bao la, rộng lớn của bầu trời.
=> Vì trời rộng nên chim phải cố gắng giang cánh bay đi cho kịp.
- "Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần": sự lạnh lẽo trong khung cảnh chiều thu.
=> Cảnh vật tách biệt, không còn sự gắn bó, giao hòa, liên kết mật thiết với nhau như khổ 1.
=> Thể hiện sự ám ảnh về mặt thời gian của tác giả Xuân Diệu. Mạch thơ chuyển từ vui vẻ, hạnh phúc sang lo sợ, cô đơn.
- "Bước thu êm": sự cảm nhận đầy tinh tế, sâu sắc về cảnh thu và tình thu trong trạng thái tĩnh lặng nhưng vẫn đủ sức thu hút, lay động lòng người.
- "Tuy chẳng băng nhân gạ tỏ niềm": không cần đến người làm mai mối thì "anh" và "em" vẫn tìm đến với nhau.
- Hai câu cuối: Vẻ đẹp của chiều thu khiến con người ta ngơ ngẩn, trở thành sợi dây kết nối gắn liền hai tâm hồn vào nhau. "Lòng anh thôi đã cưới lòng em" diễn tả sự gắn bó tuyệt đối.
--------------------------HẾT-------------------------
Bài Thơ Duyên không chỉ chứa đựng nét đặc sắc về mặt nội dung mà còn thể hiện tài năng ngôn từ bậc thầy của nhà thơ Xuân Diệu. Đừng bỏ lỡ những bài văn mẫu và bài soạn, văn mẫu lớp 10 chất lượng liên quan đến bài thơ trên như:
- Hiền tài là nguyên khí quốc gia: thể loại, tóm tắt, bố cục, nội dung, nghệ thuật
- Soạn bài Thơ duyên
- Phân tích, đánh giá Thơ duyên