Đề bài: Suy nghĩ về câu nói: "Không phải nghề nghiệp làm danh giá cho con người, mà chính con người làm danh giá cho nghề nghiệp"
Suy nghĩ về câu nói: "Không phải nghề nghiệp làm danh giá cho con người,...
Giới thiệu khái quát về vấn đề nghị luận: quan niệm về việc đánh giá nghề nghiệp và việc chọn nghề.
2. Thân bài
a. Giải thích vấn đề nghị luận
- Giải thích khái niệm "nghề nghiệp".
- Giải thích ý nghĩa nội dung câu nói.
b. Bàn luận, phân tích vấn đề nghị luận
- "Không phải nghề nghiệp làm danh giá cho con người" vì:
+ Mỗi một nghề đều có những đặc trưng riêng, sứ mệnh riêng và đều đóng vai trò nhất định đối với đời sống xã hội.
+ Nghề nghiệp ra đời do nhu cầu của xã hội và nhằm phục vụ cuộc sống của con người.
+ Không có sự phân biệt giữa nghề "cao quý", danh giá và nghề nghiệp thấp hèn...(Còn tiếp)
"Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh". Câu thành ngữ ngắn gọn mà ông cha để lại đã thể hiện một quan niệm sâu sắc về vấn đề định hướng nghề nghiệp: khi mà con người chuyên tâm và tinh thông một nghề thì người đó sẽ đạt được sự thành công. Bàn về vấn đề này, từng nói: "Không phải nghề nghiệp làm danh giá cho con người, mà chính con người làm danh giá cho nghề nghiệp".
Như chúng ta đã biết, nghề nghiệp là khái niệm để lĩnh vực hoạt động có tính ổn định, dài lâu, và yêu cầu người lao động cần trải qua quá trình đào tạo, rèn luyện những tri thức, kĩ năng để phù hợp với yêu cầu của nghề nghiệp. Câu nói của Pa-xtơ đã thể hiện một quan điểm về việc đánh giá nghề nghiệp và ẩn chứa một bài học giáo dục sâu sắc về việc chọn nghề: không có sự phân biệt giữa nghề cao quý, nghề thấp hèn mà giá trị của nghề nghiệp hoàn toàn do con người quyết định, bởi vậy con người cần lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở thích để cống hiến hết mình.
Trong xã hội hiện nay, tồn tại rất nhiều quan niệm sai lầm về nghề nghiệp, đặc biệt là việc có sự phân biệt giữa cách ngành nghề và thường đánh giá người lao động dựa theo nghề nghiệp của họ. Đây là cách đánh giá hoàn toàn phiến diện, sai lầm, bởi mỗi một nghề có những tính chất riêng, đặc điểm riêng, sứ mệnh riêng nhưng đều có vai trò nhất định đối với sự đời sống xã hội. Nếu như người thầy giáo, cô giáo có sứ mệnh truyền tải kiến thức, đào tạo kĩ năng, "chèo lái" đưa thế hệ học sinh đặt chân đến bến bờ của tri thức thì những bác sĩ - lương y có nhiệm vụ chăm sóc, cứu chữa bệnh nhân, còn những cô lao công cùng sự lặng lẽ, âm thầm trong công việc đã góp phần đem đến cho chúng ta những con đường, những khoảng không gian xanh - sạch - đẹp,... Như vậy, nghề nghiệp được ra đời, hình thành và phát triển hoàn toàn xuất phát từ nhu cầu của xã hội và nhằm phục vụ cuộc sống của con người. Bởi vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng không có sự phân biệt "cao quý" hay "thấp hèn" giữa các ngành nghề và "Không phải nghề nghiệp làm danh giá cho con người".
Như chúng ta đã biết, sứ mệnh nghề nghiệp - yếu tố thể hiện rõ nhiệm vụ trọng tâm và thiêng liêng nhất của nghề được tạo nên từ nhiều yếu tố, nhưng con người là nhân tố hàng đầu làm nên "sự danh giá của nghề", bởi con người chính là chủ thể trung tâm chi phối đến hoạt động nghề nghiệp. Hay nói cách khác, tinh thần làm việc của con người mới là yếu tố quyết định giá trị của nghề nghiệp, tạo nên sự "danh giá" cho công việc mà họ đảm nhận. Một giáo viên chỉ được học trò tôn trọng khi họ tận tâm trên con đường truyền tải con chữ, một bác sĩ chỉ xứng danh "lương y" khi họ biết quan tâm, yêu thương bệnh nhân như những người thân ruột thịt, người chiến sĩ chỉ được "Tổ quốc ghi công" khi luôn cầm chắc tay súng, đề cao cảnh giác để bảo vệ đất nước,... Như vậy, sự "danh giá" của nghề nghiệp hoàn toàn do con người quyết định. Thực tế cuộc sống đã chứng minh, có những người vẫn luôn âm thầm làm việc, âm thầm cống hiến để thực hiện tốt sứ mệnh nghề nghiệp. Đó là anh thanh niên trong "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long, hay những người lao công với chiếc chổi tre thầm lặng bên ánh đèn đường, trở thành "Người phu quét đường vĩ đại",... Như vậy, qua những gì đã phân tích, chúng ta có thể khẳng định rằng: "...chính con người làm danh giá cho nghề nghiệp".
Tuy nhiên, bên cạnh những con người cống hiến hết mình vì công việc thì trong xã hội vẫn tồn tại những người vô trách nhiệm, không chuyên tâm, không nghiêm túc, vi phạm "đạo đức nghề nghiệp", gây ảnh hưởng xấu đến nghề nghiệp, vị trí mà họ đảm nhận; hay những người chọn nghề nghiệp dựa theo sự phân biệt nghề cao quý - nghề thấp hèn,.. Nhà văn Nam Cao đã từng đưa ra lời cảnh tỉnh về thái độ, tinh thần làm việc qua bi kịch tinh thần của văn sĩ Hộ ở tác phẩm "Đời thừa": "Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương".
Qua những gì đã phân tích, chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của con người đối với việc hoàn thành sứ mệnh nghề nghiệp. Bởi vậy, con người cần nhận thức đúng về giá trị của nghề nghiệp, phê phán những tư tưởng phân biệt khi đánh giá nghề nghiệp (cao quý - thấp hèn,...). Đồng thời, lựa chọn ngành nghề phù hợp để cống hiến và làm việc hết mình, tạo nên giá trị cho nghề nghiệp.
Như vậy, câu nói của Pa-xtơ đã để lại một bài học giáo dục sâu sắc, có ý nghĩa quan trọng, mang tính định hướng trong việc nhìn nhận, đánh giá và lựa chọn ngành nghề, đặc biệt là đối với thế hệ học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường đang tìm kiếm con đường cho tương lai.
------------------------HẾT----------------------------
Để củng cố thêm kiến thức cũng như kĩ năng viết bài nghị luận xã hội, cùng với bài Suy nghĩ về câu nói: "Không phải nghề nghiệp làm danh giá cho con người, mà chính con người làm danh giá cho nghề nghiệp", các em có thể tham khảo thêm: Suy nghĩ về câu nói: Khó khăn hôm qua nhào nặn nên con người bạn hôm nay, Suy nghĩ về câu nói: Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được..., Suy nghĩ về câu nói: Đời người được đo bằng tư tưởng và hành động, Suy nghĩ về câu nói: Cuộc hành trình ngàn dặm nào cũng phải bắt đầu bằng một bước đi bé nhỏ đầu tiên.