Đề 1: Kể lại một truyện cổ tích hoặc một truyện ngắn mà anh (chị) yêu thích.
Mở bài: Giới thiệu truyện ngắn “Bến quê”.
Thân bài:
- Nhĩ là người từng trải, đã từng khi nhiều nơi trên thế giới trong suốt cuộc đời mình.
- Thế nhưng, đến cuối đời anh mới nhận ra một nơi ngay gần nhà mình mà chưa từng đặt chân đến.
- Từ đây những dằn vặt trong anh diễn ra, và anh nhận ra nhiều điều giản dị vô ngần từ người vợ tần tảo.
- Anh muốn đứa con trai sẽ thực hiện ước mơ của anh đí ang kia bãi bồi bên kia sông đẻ tận hưởng vẻ đẹp của nó.
- Nhưng tiếc rằng thằng bé lại bị cuốn vào thú vui mà xao nhãng nhiệm vụ của bố.
Kết bài:
- Câu chuyện khép lại với hành động của Nhĩ vẫy tay nhưu muốn nhắc nhở đứa con.
Đề 2: Hãy tưởng tượng mình là Xi – mông, kể lại truyện “Bố của Xi – mông”.
Mở bài:
- Tôi là Xi-Mông, là con của mẹ Blăng-sốt và bố Phi-líp yêu thương.
- Thế nhưng, các bạn biết không, trước đây tôi đã vô cùng đau khổ vì bị coi là đứa trẻ không có bố.
Thân bài:
Kể lại lần lượt các sự kiện trong đoạn trích "Bố của Xi-Mông".
- Hôm ấy là ngày đầu tiên tôi đi học:
- Bị bạn bè trêu như thế nào?
- Bản thân đau đớn ra sao? (trong suy nghĩ, hành động, ...)
- Cảm giác sợ hãi, muốn lẩn tránh, xa lánh bạn bè
Tôi đã bỏ lên bờ sông, trong đầu vướng vấn ý định tự tử ngay lúc ấy.
- Kể lại tâm trạng vô cùng tuyện vọng lúc ở bờ sông.
- Cảnh vật lúc đó thế nào? Nó khiến "tôi" cảm giác ra sao?
Đang tuyệt vọng, bỗng nhiên có một bàn tay chắc nịch đặt lên vai tôi. Đó là bác thợ rèn Phi-líp.
- Kể lại việc bác thợ rèn nói chuyện với mình ra sao.
- Bác đưa mình về và nói chuyện với mẹ thế nào.
Vô cùng sung sướng khi Bác Phi-líp đồng ý nhận làm cha của mình.
- Muốn khoe với các bạn và tự hào vì mình có bố.
Kết bài:
- Đây là câu chuyện có ý nghĩa nhất đối với bản thân tôi.
- Kể từ ngày ấy tôi luôn hạnh phúc và tự hào vì được sống trong tình thương yêu của cả bố mẹ tôi.
Đề 3: Sau khi tự tử ở giếng Loa Thành, xuống thủy cung, Trọng Thủy đã tìm gặp lại Mị Châu. Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đó.
Mở bài:
- Sau khi Mị Châu mất đi, Trọng Thuỷ ngày đêm buồn rầu nhung nhớ.
- Một hôm đang tắm, Trọng Thuỷ nhìn thấy bóng Mị Châu ở dưới nước bèn nhảy xuống giếng mà chết.
Thân bài:
- Trọng Thuỷ lạc xuống Thuỷ cung.
+ Linh hồn của Trọng Thủy sau khi chết đi tìm Mị Châu, chàng tìm hỏi đến thủy cung.
+ Miêu tả cảnh ở dưới thuỷ cung.
- Trọng Thuỷ gặp lại Mị Châu.
+ Đang ngơ ngác thì Trọng Thuỷ bị quân lính bắt vào đại điện.
+ Trọng Thuỷ được đưa đến quỳ trước mặt một người mà lính hầu gọi là công chúa.
+ Mị Châu gặp lại chồng vô cùng tức giận, oán trách chàng đã lừa nàng làm nước mất nhà tan.
+ Trọng Thủy vô cùng hối hận vì hành động của mình.
+ Chàng khóc xin thứ lỗi.
+ Mị Châu kiên quyết không tha lỗi lầm này, rồi cự tuyệt Trọng Thuỷ.
Kết bài:
- TrọngThuỷ được tha về nơi chín suối với sự dằn vặt ngàn năm vì tội lỗi của mình.
Đề 4: Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của anh (chị) về tình cảm gia đình hoặc tình bạn, tình thầy trò theo ngôi kể thứ nhất.
Mở bài: Ngày xưa khi đi học tôi là học sinh cá biệt chuyên quậy phá ở lớp, nhưng có một người thày đã làm tôi thay đổi bởi sự ân cần, quan tâm của cô.
Thân bài:
- Ở lớp tôi là học sinh cá biệt nhất:
+ chuyên nói chuyên, đi học muộn, quậy phá lớp khiến thầy cô tức giận và ông bà bất lực.
- Kì hai, năm học lớp 10, lớp tôi có cô chủ nhiệm mới.
+ Ngay từ buổi học đầu tiên, cố nhìn tôi bằng ánh mắt trìu mến.
+ Cô gọi riêng tôi ra hỏi chuyện.
+ Tôi kể cho cô nghe về hoàn cảnh gia đình (bố mẹ mất sớm, tôi ở với ông bà nên thiếu đi tình yêu thương).
- Cô đồng cảm với hoàn cảnh của tôi và đã cùng tôi vượt qua những năm tháng khó khăn nhất trong đời học sinh.
+ Mỗi buổi chiều cô ở lại giảng bài thêm cho tôi.
+ Cô kể cho tôi những câu chuyện về người hoàn cảnh trên thế giới đã vượt qua bi kịch cá nhân để vươn tới thành công.
- Thời gian trôi qua, tình cảm cô trò thêm gắn kết, thành tích học tập của tôi đi lên, tôi không còn quậy phá như trước nữa.
Kết bài:
Thời gian trôi qua, tôi biết ơn cô sâu sắc vì đã giúp tôi trưởng thành và vượt qua giông bão của cuộc đời.
- Soạn bài Ra-ma buộc tội
- Soạn bài Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự
Đề 1: Kể lại một chuyện cổ tích hoặc một truyện ngắn mà anh (chị) yêu thích (ví dụ: Sọ Dừa, Bến Quê, Những ngôi sao xa xôi, …)
1. Mở bài
- Giới thiệu về câu chuyện mình yêu thích
2. Thân bài
- Giới thiệu gia cảnh bố mẹ Sọ Dừa
- Sự ra đời thần kì và hình ảnh dị dạng của Sọ Dừa.
- Sọ Dừa đi chăn bò cho nhà Phú ông những tưởng sẽ rất khó khăn nhưng cậu chăn rất giỏi.
- Phú ông cắt cử ba cô con gái đưa cơm cho Sọ Dừa.
+ Hai cô chị ác nghiệt, kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa.
+ Cô út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế.
- Cô út nhiều lần bắt gặp Sọ Dừa biến thành chàng trai tuấn tú khôi ngô đem lòng yêu thương chàng.
- Sọ Dừa đòi mẹ sang hỏi cho mình con gái Phú ông.
- Hai cô chị xấu tính nên từ chối. Cô út vì biết được thân hình của Sọ Dừa nên cúi mặt, e lệ bằng lòng
- Sọ Dừa đi thi. Trước khi đi còn dặn dò và trao cho vợ những vật hộ thân
- Hai cô chị bày mưu ác rồi đẩy cô em vào bụng cá.
- Cô em không chết, giạt vào sống ở đảo hoang rồi may mắn nhờ vào những vật hộ thân mà gặp được chồng mình.
- Hai cô chị thấy cô em trở về thì xấu hổ bỏ đi biệt tích.
- Vợ chồng quan trạng từ đấy sống hạnh phúc bên nhau.
3. Kết bài
- Bài học rút ra từ câu chuyện.
Đề 2: Hãy tưởng tượng mình là Xi-mông, kể lại chuyện Bố của Xi-mông.
1. Mở bài
- Giới thiệu:
+ Tôi là Xi-Mông, là con của mẹ Blăng-sốt và bố Phi-líp yêu thương.
+ Thế nhưng, các bạn biết không, trước đây tôi đã vô cùng đau khổ vì bị coi là đứa trẻ không có bố.
2. Thân bài
Kể lại lần lượt các sự kiện trong đoạn trích "Bố của Xi-Mông".
- Hôm ấy là ngày đầu tiên tôi đi học:
+ Bị bạn bè trêu như thế nào?
+ Bản thân đau đớn ra sao? (trong suy nghĩ, hành động, …)
+ Cảm giác sợ hãi, muốn lẩn tránh, xa lánh bạn bè
- Tôi đã bỏ lên bờ sông, trong đầu vướng vấn ý định tự tử ngay lúc ấy.
+ Tâm trạng vô cùng tuyện vọng lúc ở bờ sông.
+ Cảnh vật lúc đó thế nào? Nó khiến "tôi" cảm giác ra sao?
- Đang tuyệt vọng, bỗng nhiên có một bàn tay chắc nịch đặt lên vai tôi. Đó là bác thợ rèn Phi-líp.
+ Bác thợ rèn nói chuyện với mình ra sao.
+ Bác đưa mình về và nói chuyện với mẹ thế nào.
- Vô cùng sung sướng khi Bác Phi-líp đồng ý nhận làm cha của mình. Muốn khoe với các bạn và tự hào vì mình có bố.
3. Kết bài
- Đây là câu chuyện có ý nghĩa nhất đối với bản thân tôi.
- Kể từ ngày ấy tôi luôn hạnh phúc và tự hào vì được sống trong tình thương yêu của cả bố mẹ tôi.
Đề 3: Sau khi tự tử ở giếng Loa Thành, xuống thuỷ cung, Trọng Thuỷ đã tìm gặp lại Mị Châu. Những sự việc gì đã xảy ra? Hãy kể lại câu chuyện đó.
1. Mở bài
- Sau khi an táng cho vợ, Trọng Thuỷ ngày đêm buồn rầu khổ não.
- Hàng ngày, Trọng Thủy thường ra bên giếng, nhớ lại những chuyện vợ chồng ngày xưa.
- Trọng Thủy nhảy xuống giếng tự tử để đền tộ với Mị Châu, với Âu Lạc
2. Thân bài
- Trọng Thuỷ lạc xuống Thuỷ cung.
+ Vì trong lòng luôn ôm nỗi nhớ Mị Châu nên sau khi chết, linh hồn Trọng Thuỷ tự tìm đến thuỷ cung.
+ Miêu tả cảnh ở dưới thuỷ cung (cung điện nguy nga lộng lẫy, người hầu đi lại…).
- Trọng Thuỷ gặp lại Mị Châu.
+ Đang ngơ ngác thì Trọng Thuỷ bị quân lính bắt vào đại điện.
+ Trọng Thuỷ được đưa đến quỳ trước mặt một người mà lính hầu gọi là công chúa.
+ Sau một hồi lục vấn, Trọng Thuỷ kể rõ mọi sự tình trong niềm ân hận. Lúc ấy Mị Châu đã cảm động, rưng rưng nước mắt.
- Mị Châu kể lại chuyện mình và trách Trọng Thuỷ.
+ Mị Châu chết, được vua Thuỷ Tề nhận làm con nuôi.
+ Mị châu cứng rắn nặng lời phê phán oán trách Trọng Thuỷ: Trách chàng là người phản bội; trách chàng gieo bao đớn đau cho hai cha con nàng và đất nước.
+ Mị Châu nhất quyết cự tuyệt Trọng Thuỷ rồi cả cung điện tự nhiên biến mất.
- Trọng Thuỷ còn lại một mình: Buồn rầu, khổ não, Trọng Thuỷ mong ước nước biển ngàn năm sẽ xoá sạch lầm lỗi của mình.
3. Kết bài
- Trọng Thuỷ hoá thành một bức tượng đá vĩnh viễn nằm lại dưới đáy đại dương.
* Lưu ý: Người viết có thể vẫn dựa vào dàn ý nêu trên nhưng có thể chọn nội dung câu chuyện khác, ví dụ:
- Trọng Thuỷ và Mị Châu gặp gỡ nhau. Hai người tỏ ra ân hận. Nhưng rồi họ quyết định từ bỏ mọi chuyện ở dương gian để sống cuộc sống vợ chồng hạnh phúc nơi đáy nước.
+ Sau khi nghe Trọng Thủy giải thích, ban đầu Mị Châu không đồng ý tha thứ, nhưng Trọng Thủy đã làm mọi việc để chuộc lỗi, thể hiện sự thay đổi của bản thân nên đã nhận được sự tha thứ, hai người trở thành tri kỉ.
=> Nếu chọn phát triển câu chuyện theo hướng này, ta nhấn mạnh đến chi tiết ngọc trai – giếng nước – lời tha thứ của Mị Châu dành cho Trọng Thủy
Đề 4: Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của anh (chị) về tình cảm gia đình, tình bạn, tình thầy trò theo ngôi kể thứ nhất.
* Cô giáo – người thay đổi cuộc đời tôi
Mở bài:
- Do được bố mẹ chiều từ nhỏ nên tôi là một đứa trẻ ham chơi và hay quậy phá trong lớp
- Mọi giáo viên đều không thích tôi, cho đến khi tôi gặp cô Mai – Giáo viên chủ nhiệm lớp 3 của mình
Thân bài:
- Sự ham chơi và những trò quậy phá tôi hay làm trên lớp => Mọi người xa lánh, bạn bè và thầy cô không thích
- Cô giáo mới nhận lớp (hình dáng và tính cách)
- Những trò nghịch ngợm của tôi đã được cô giải quyết bằng tình yêu thương
- Cô bảo ban, dạy cho tôi từng li từng tí, giúp tôi trở thành một học sinh gương mẫu của lớp
- Tôi giúp đỡ các bạn và mọi người xung quanh nên được mọi người yêu quý
- Cảm nhận về những ngày đó, thể hiện lòng biết ơn với cô
Kết bài: Tôi nỗ lực học tập và trở thành một thầy giáo.
- Lời cảm ơn đối với cô.
Bài học nổi bật tuần 7, cùng học và Soạn bài Tấm Cám trang 65 SGK Ngữ văn 10 tập 1