Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 95 ngắn nhất, Ngữ văn lớp 7 - KNTT

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 95, Ngữ văn lớp 7 - KNTT

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 95, Ngữ văn lớp 7 - KNTT ngắn gọn
 

I. Gợi ý trả lời câu hỏi:

Câu hỏi 1 (trang 95, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
- Từ "thở" trong dòng thơ "Mái lá khoan thai thở làn khói nhẹ" có nghĩa là phả ra, tỏa ra.
- Trong câu "Em bé thở đều đều khi ngủ say", từ "thở" chỉ hoạt động hô hấp của con người, hít khí vào lồng ngực rồi đưa trở ra qua mũi, miệng.
=> Từ "thở" trong câu "Mái lá khoan thai thở làn khói nhẹ" mang tính hình tượng. Nhà thơ sử dụng biện pháp nhân hóa làm câu thơ thêm gợi hình, tạo nên khung cảnh thôn quê yên bình, thanh vắng.
Câu hỏi 2 (trang 95, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
- Các từ láy trong bài thơ là: "leng keng", "lao xao", "véo von", "khúc khích", "xao xuyến", "thẹn thò".
- "thẹn thò" có nghĩa là rụt rè, ngượng ngùng, mất vẻ tự nhiên trong quan hệ tiếp xúc.
=> Tác giả sử dụng từ "thẹn thò" khắc họa trạng thái, dáng vẻ người chị dịu dàng, duyên dáng.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 95, Ngữ văn lớp 7 - KNTT ngắn nhất

Câu hỏi 3 (trang 95, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
- Dấu ngoặc đơn: "Véo von điệu hát cổ truyền/ (Tre thôi khúc khích. Mây chìm lắng nghe)".
=> Dấu ngoặc đơn đánh dấu phần bổ sung thông tin cho phần trước đó.
- Dấu ngoặc kép: " - Hò... ơ... Trai Biên Hòa lụy gái Gò Me/ Không vì sắc lịch, mà chỉ vì mê giọng hò...".
=> Dấu ngoặc kép đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
Câu hỏi 4 (trang 95, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
a. Biện pháp tu từ nhân hóa và so sánh.
- Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa khiến mây và trăng có những hành động giống con người nhằm khắc họa khung cảnh thiên nhiên sinh động. Đồng thời, gợi lên khung cảnh làng quê yên bình.
- Biện pháp so sánh "nước trong" được ví với "nước mắt người tôi yêu" lấy vẻ đẹp của con người để khắc họa vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên. Qua đó, bộc lộ tình yêu quê hương thiết tha của nhà thơ.
b. Biện pháp tu từ nhân hóa.
- Biện pháp tu từ nhân hóa trong câu "Nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo" làm cho hình ảnh "tre" trở nên sinh động, có hơi thở, linh hồn của con người, có thể cảm nhận âm nhạc, có thể thổi sáo.
c. Biện pháp tu từ so sánh.
"Lá xanh" được ví với "dải lụa mềm lửng lơ" khắc họa khung cảnh thiên nhiên thơ mộng. Qua đó, bộc lộ nỗi nhớ, tình yêu quê hương thiết tha.
d. Biện pháp tu từ nhân hóa.
- Biện pháp tu từ nhân hóa khiến câu thơ trở nên sinh động, gợi cảm, thể hiện sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên. Đồng thời, cho thấy cái nhìn tinh tế của nhà thơ khi quan sát cảnh vật thiên nhiên.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Hi vọng qua bài soạn này, em có thể nắm vững các kiến thức về tiếng Việt. Ngoài ra, Taimienphi.vn luôn cập nhật các bài soạn, văn mẫu lớp 7 mới để phục vụ nhu cầu học tập của học sinh:
- Soạn bài Bài thơ Đường núi
- Soạn bài Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc

Bài Thực hành tiếng Việt trang 95, Ngữ văn lớp 7, Kết nối tri thức với cuộc sống, học kì I sẽ giúp em củng cố các kiến thức về nghĩa của từ, từ láy và một số biện pháp tu từ. Mời em tham khảo bài soạn mà Taimienphi.vn cung cấp dưới đây.
Link tải Sách giáo khoa lớp 4 Kết nối tri thức PDF
Giải bài tập trang 65 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Toán lớp 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống

ĐỌC NHIỀU