1. Trong câu văn sau, những từ ngữ có thể xem là từ ngữ địa phương? Vì sao?
Tất cả được đựng trong những thẫu, những vịm bày trên một cái trẹc, o bán cơm hến lấy ra bằng những chiếc gáo mù u nhỏ xíu, bàn tay thoăn thoắt mỗi thứ một ít...
Trả lời:
Trong câu văn, từ có thể xem là từ ngữ địa phương là: "thẫu", "vịm", "trẹc", "o" vì đây là những từ ngữ đặc trưng của nhiều tỉnh miền Trung trong đó có xứ Huế.
- "thẫu": (thẩu, do cách phát âm mà thành thẫu) dụng cụ chứa đồ ăn có miệng to gần bằng hoặc bằng thân, làm bằng nhựa, sành sứ, thủy tinh.
- "vịm": (thường gọi là liễn) đồ bằng sành sứ có nắp đậy, dùng để đựng thức ăn.
- "trẹc": (trẹt) cái mẹt, đồ đan kín bằng tre nứa, lòng nông, hình dáng và kích thước hơi giống cái mâm.
- "o": cô
2. Liệt kê một số từ ngữ địa phương được dùng trong "Chuyện cơm hến". Những từ ngữ đó có nghĩa tương đương với những từ ngữ nào được dùng ở địa phương em hoặc trong từ ngữ toàn dân.
Trả lời:
3. Cho biết tác dụng của việc dùng từ ngữ địa phương trong "Chuyện cơm hến".
Trả lời:
Trong "Chuyện cơm hến", tác giả đã sử dụng nhiều từ ngữ địa phương nhằm: Tạo ấn tượng cho người đọc về không gian văn hóa Huế (không khí, sắc thái, lối nói riêng). Nói về không gian văn hóa Huế dùng từ ngữ địa phương khiến đặc trưng của nơi đây được nổi bật.
4. Nêu một số từ địa phương chỉ sự vật (người, cây cối, con vật, đồ vật,...) ở các vùng miền mà em biết và tìm từ ngữ toàn dân tương ứng.
Trả lời:
Hiểu biết từ ngữ địa phương sẽ giúp em dễ dàng tiếp cận các truyền thống văn hóa, sinh hoạt của vùng miền ấy. Em cũng nên trau dồi và mở rộng vốn từ để thấy được sự giàu đẹp của tiếng Việt. Em có thể tham khảo các bài soạn văn mẫu lớp 7 khác trên Taimienphi.vn:
- Soạn bài Hội lồng tồng (Trần Quốc Vượng, Lê Văn Hảo, Dương Tất Từ), Ngữ văn lớp 7, Kết nối tri thức với cuộc sống
- Soạn bài Viết văn bản tường trình, Ngữ văn lớp 7, Kết nối tri thức với cuộc sống