- Nhà thơ Nguyễn Đức Mậu (1948).
- Bút danh khác : Hà Nam Ninh.
- Quê quán: tỉnh Nam Định.
- Tác phẩm tiêu biểu: "Thơ người ra trận" (thơ in chung - 1975), "Cây xanh đất lửa" (thơ - 1973), "Áo trận" (thơ - 1976), "Mưa trong rừng cháy" (thơ - 1976), "Trường ca sư đoàn" (thơ - 1980),...
1. Thể thơ
Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát.
2. Đặc điểm của thể thơ
- Hình thức: Các cặp câu sáu - tám nối tiếp nhau.
- Vần: Tiếng cuối dòng sáu bắt vần với tiếng thứ sáu của dòng tám ("xa" - "ra", "sâu" - "màu",...); tiếng cuối của dòng tám lại vần với tiếng cuối của dòng sáu tiếp theo ("màu" - "sâu", "ban" - "tràn",...).
- Thanh điệu: bài ca dao tuân thủ theo đúng quy luật của thể thơ lục bát: tiếng thứ sáu và thứ tám là thanh bằng còn tiếng thứ tư là thanh trắc.
- Nhịp: bài thơ ngắt nhịp chẵn.
3. Vẻ đẹp của quê hương, đất nước
- Nơi rừng sâu có "bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban".
- Nơi bờ biển có "hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa".
- Nơi quần đảo xa xôi: "Có loài hoa nở như là không tên".
=> Quê hương, đất nước hiện lên chân thực với những hình ảnh, sự vật bình dị mà thân thương.
4. Ý nghĩa được gợi lên từ "hành trình của bầy ong"
- Từ "hành trình của bầy ong", nhà thơ muốn nhắn nhủ tới chúng ta thông điệp:
+ Phải luôn chăm chỉ, cần cù.
+ Hãy xây dựng cho bản thân một lối sống tích cực, sống có ích, biết cống hiến cho xã hội.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Taimienphi.vn rất vui khi được đồng hành cùng em trên con đường chinh phục kiến thức môn Ngữ văn 6. Đừng quên ghé thăm trang để thường xuyên cập nhật các bài văn mẫu lớp 6 chất lượng như:
- Soạn bài Chuyện cổ nước mình
- Viết đoạn văn cảm nghĩ về bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà