Soạn bài Viết: Thách thức thứ hai: Sáng tạo cùng tác giả ngắn gọn, Ngữ văn 6 - KNTT

Soạn bài Viết: Thách thức thứ hai: Sáng tạo cùng tác giả, Ngữ văn 6 - KNTT

Soạn bài Viết: Thách thức thứ hai: Sáng tạo cùng tác giả ngắn gọn, Ngữ văn 6 - KNTT
 

Các bước khi viết bài

I. Trước khi viết

1. Lựa chọn đề tài

- Chọn cuốn sách bản thân yêu thích.

- Suy nghĩ và lựa chọn vấn đề, hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đó.

2. Tìm ý

Đặt và trả lời một vài câu hỏi để xác định hướng viết bài"

- Hiện tượng cần nhắc đến xuất hiện trong cuốn sách nào? Ai là tác giả?

- Những ấn tượng bản thân có được về chi tiết, sự việc, nhân vật,... khi đọc cuốn sách đó là gì?

- Những điều trên gợi đến hiện tượng đời sống nào?

- Cảm xúc, suy nghĩ, quan điểm của bản thân về hiện tượng đó là gì?

3. Lập dàn ý

Lựa chọn và sắp xếp các thông tin đã tìm bên trên theo trình tự phù hợp.

II. Viết bài

- Triển khai cụ thể các ý đã nêu trong phần dàn bài.

- Phân chia bố cục ba phần rõ ràng, logic.

- Có thể tách các luận điểm ở phần thân bài thành từng đoạn riêng.

III. Chỉnh sửa bài viết

Kiểm tra lại bài viết của bản thân. Cần đảm bảo được"

- Tính chính xác của tên cuốn sách, thông tin tác giả và các nhân vật, sự việc xuất hiện trong đó.

- Bài viết đúng chính tả, sử dụng từ ngữ và câu văn phù hợp.

- Các ý được sắp xếp hợp lí, logic, lập luận chặt chẽ.

Soạn bài Viết: Thách thức thứ hai: Sáng tạo cùng tác giả ngắn nhất, Ngữ văn 6 - KNTT

 

Đề bài" Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc.

I. Dàn ý

1. Mở bài

- Giới thiệu về cuốn sách bản thân ấn tượng" "Gió lạnh đầu mùa" - Thạch Lam.

- Nêu khái quát về hiện tượng được gợi ra từ cuốn sách đó" Tình thương yêu, đùm bọc giữa người với người.

2. Thân bài

a, Giải thích vấn đề

- Tình yêu thương xuất phát từ trái tim, thể hiện qua cách ta đối xử với con người hay các sinh vật khác.

- Biểu hiện"

+ Giúp đỡ, chia sẻ, đồng cảm với người khác.

+ Biết hi sinh, có lòng vị tha.

- Ý nghĩa của tình yêu thương"

+ Đem đến hạnh phúc cho cả người cho và người nhận.

+ Xây dựng xã hội văn minh, tốt đẹp hơn.

b, Phân tích, bình luận vấn đề

- Tình thương yêu giữa người với người thể hiện trong tác phẩm"

+ Thể hiện qua việc Sơn cùng chị thân thiết với những đứa bé nghèo, tặng Hiên chiếc áo bông.

+ Mẹ Sơn đưa năm đồng cho bác Hiên để bác về may áo cho con.

- Tình yêu thương trong cuộc sống"

+ Những hội chữ thập đỏ, thiện nguyện lập nên để giúp đỡ người gặp khó khăn.

+ Nhiều mạnh thường quân sẵn sàng chi số tiền lớn để ủng hộ bà con vùng cao, vùng gặp thiên tai.

+ Những hành động giúp đỡ nhỏ mà ý nghĩa giữa người với người trong cuộc sống hàng ngày.

c, Bài học nhận thức và hành động

- Lật lại vấn đề"

+ Một bộ phận vẫn thờ ơ, vô cảm trước những hoàn cảnh khó khăn.

+ Nhiều công ti, xí nghiệp sản xuất những sản phẩm kém chất lượng, gây nguy hại đến sức khỏe cộng đồng.

- Phương án khắc phục"

+ Mỗi cá nhân cần trau dồi bản thân không ngừng về ý thức, đạo đức.

+ Nên rèn luyện cho con trẻ về tình yêu thương từ sớm.

+ Kịch liệt lên án những hành động vô nhân tính, vô cảm.

+ Tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện để giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.

3. Kết bài

- Khẳng định lại tầm ảnh hưởng của hiện tượng đã nêu.

- Liên hệ mở rộng.

II. Bài mẫu tham khảo

Nhà văn Thạch Lam thật khéo léo khi gửi gắm, truyền tải bài học hết sức nhân văn về lòng nhân ái, tình thương người qua truyện ngắn "Gió lạnh đầu mùa". Có thể nói, tình yêu thương giống như sợi dây vô hình, giúp gắn kết con người tới gần nhau hơn.

Tình yêu thương được xuất phát từ trái tim. Nó thể hiện qua cách ta đối xử với người hay các sinh vật khác. Việc giúp đỡ, sẻ chia và cảm thông với mọi người xung quanh sẽ giúp mỗi cá nhân thêm hạnh phúc. Đồng thời, khiến xã hội văn minh và phát triển hơn.

Đến với tác phẩm "Gió lạnh đầu mùa" của Thạch Lam, người đọc được thấy rất rõ quan niệm "lá lành đùm lá rách". Hình ảnh hai chị em Sơn có quần áo ấm "xúng xính" đối lập hẳn với những đứa trẻ nhà nghèo vẫn mang "bộ quần áo màu nâu bạc đã vá nhiều chỗ", "môi tím tái lại"... Chi tiết này khiến ta không khỏi xót xa, thương cảm vô cùng. Lũ trẻ nghèo kia cũng ý thức được thân phận mình nên dù rất vui khi thấy chị em Sơn đến, chúng vẫn chỉ dám đứng nhìn từ xa. Tuy vậy, Lan và Sơn không hề chê bai chúng, vẫn chơi đùa vô cùng thân mật, vui vẻ. Tình yêu thương còn được thể hiện khi hai chị em quyết định mang tặng bé Hiên chiếc áo bông cũ. Hay như việc mẹ Sơn cho mẹ Hiên mượn năm đồng về may áo. Tất cả đều mang đến cho độc giả cảm giác ấm áp của tình người trong trời đông giá rét.

Ngay trong thực tế, ta cũng thấy được sự yêu thương, đùm bọc giữa người với người. Biết bao tổ chức thiện nguyện được lập ra nhằm giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Các hoạt động xây trường cho trẻ em vùng cao, ủng hộ bà con nơi gặp thiên tai, bão lũ, giúp đỡ người già neo đơn,... Đó đều là tấm lòng, sự sẻ chia, là tinh thần "lá lành đùm lá rách" vô cùng đáng quý của con người.

Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển thì con người lại càng xa cách với nhau. Ta được thấy rất nhiều những trường hợp thờ ơ, vô cảm, không chút mảy may quan tâm đến cộng đồng. Họ coi đó không phải việc của mình, sống ích kỉ, chỉ quan tâm đến lợi ích bản thân. Thậm chí, nhiều công ti, xí nghiệp còn vì lợi nhuận mà đưa ra thị trường những sản phẩm kém chất lượng, gây nguy hại cho sức khỏe người dùng. Đó đều là các hành động đáng lên án và bài trừ.

Vậy, để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, chúng ta cần không ngừng trau dồi bản thân về cả đạo đức và kiến thức. Mỗi gia đình hãy giáo dục con cái về tình yêu thương, sự đồng cảm, vị tha ngay từ khi còn nhỏ. Chúng ta nên lan tỏa tình thương đến xã hội, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn để họ có được cơ hội kiếm tìm cuộc sống đủ đầy, tốt đẹp hơn. Hãy kịch liệt lên án sự vô cảm, thờ ơ, xây dựng một cộng đồng vững mạnh và văn minh hơn.

Tình yêu thương chính là một đức tính vô cùng quan trọng để hoàn thiện con người. Qua câu chuyện "Gió lạnh đầu mùa", chúng ta lại càng thấm thía hơn thông điệp ý nghĩa mà nhà văn Thạch Lam muốn truyền tải. Hi vọng rằng mỗi cá nhân sẽ biết yêu thương, đồng cảm với người khác, cùng nhau tiến bộ, phát triển hơn mỗi ngày.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Để thấy được thông điệp mà tác giả gửi gắm, em hãy phân tích kĩ các nhân vật cùng hành động, suy nghĩ, thái độ của họ. Đừng quên thường xuyên ghé qua Taimienphi.vn để cập nhật thêm nhiều bài Soạn bài Thách thức đầu tiên" Mỗi ngày một cuốn sách đầy đủ, Soạn bài Ngày hội với sách... theo chương trình học.

 

Mỗi cuốn sách, mỗi câu chuyện đều mang đến cho con người nhiều thông điệp và bài học ý nghĩa. Hãy cùng tập cách chia sẻ điều đó qua phần Soạn bài Viết Thách thức thứ hai Sáng tạo cùng tác giả, trang 103, Ngữ văn 6, Kết nối tri thức, học kì II do đội ngũ Taimienphi.vn biên soạn nhé!
Link tải Sách giáo khoa lớp 4 Kết nối tri thức PDF
Giải bài tập trang 65 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Toán lớp 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống

ĐỌC NHIỀU