* Gợi ý trả lời câu hỏi phần trước khi đọc:
Câu hỏi 1 trang 103 SGK Ngữ văn 7 - tập 2
- HS và các bạn trong lớp cùng nhau bổ sung những cuốn sách mới cho góc đọc sách của lớp.
Câu hỏi 2 trang 103 SGK Ngữ văn 7 - tập 2
- Mục tiêu đọc sách của cá nhân:
+ Mỗi ngày dành ra 30 phút để đọc sách.
+ Sau khi đọc xong, ghi lại những điều mà bản thân tâm đắc.
+ Chia sẻ tới mọi người những điều thú vị mà mình đọc được.
- Mục tiêu đọc sách của nhóm:
+ Tất cả thành viên tham gia đọc sách, mỗi người nên đọc một cuốn khác nhau.
+ Giới thiệu đến các bạn những cuốn sách hay và giải thích lí do.
+ Ghi lại nhật kí đọc sách một cách chi tiết, đầy đủ.
1. Cuốn sách mới - chân trời mới
* Gợi ý trả lời câu hỏi:
Câu hỏi 1 trang 103 SGK Ngữ văn 7 - tập 2
- Một số cuốn sách văn học, sách khoa học hoặc sách bàn luận về những vấn đề cuộc sống:
+ "Đất rừng phương Nam" - Đoàn Giỏi.
+ "Quê nội" - Võ Quảng.
+ "Búp sen xanh" - Sơn Tùng.
+ "Những tấm lòng cao cả" - Edmondo de Amicis.
Câu hỏi 2 trang 104 SGK Ngữ văn 7 - tập 2
Cuốn sách "Đất rừng phương Nam" - Đoàn Giỏi.
a. Đề tài: cuộc sống và con người Nam Bộ.
b. Bố cục và nội dung chính:
- Cuốn sách có 20 chương.
- Nội dung chính: kể về cậu bé An đi lưu lạc khắp nơi để tìm cha. Sau này, An trở thành con nuôi của ông lão bán rắn, là anh em với thằng cò. Nhiều biến cố trải qua, cuối cùng, An đi theo con đường cách mạng giải phóng.
c.
- Nhân vật nổi bật: An, Cò, tía má nuôi, Võ Tòng, dì Tư Béo,...
- Sự kiện nổi bật:
+ An lạc mất bố mẹ, đi lưu lạc khắp nơi.
+ An trở thành con nuôi của gia đình nọ, từ đó, hiểu hơn về cuộc sống và con người vùng U Minh Thượng.
+ Võ Tòng giết chết tên Việt gian và lính ngụy, gia đình cha nuôi và An chuyển đến U Minh Hạ.
+ An đi theo con đường cách mạng.
- Bối cảnh nổi bật: rừng tràm, vùng U Minh Thượng.
d.
* Những chi tiết quan trọng:
- An gặp anh Sáu, vợ chồng lão Tư Mắm, ông Ba Ngù và cha con ông lão buôn rắn tại quán của dì Tư Béo.
- An gặp lại cha con ông lão buôn rắn và trở thành con nuôi gia đình đó rồi quen biết Võ Tòng.
- Võ Tòng giết chết Việt gian, lính ngụy và bị mụ Tư Mắm chỉ điểm.
* Những đoạn văn, câu văn gợi lên ý nghĩa, vấn đề chính trong cuốn sách:
- "Tôi ngồi nhìn lên kèo ong, thấy nó cũng giống [...] hình nhánh kèo như vùng U Minh này cả" : cuộc sống lao động của người dân phương Nam.
- "Những ngày nắng ráo như hôm nay [...] những đầu lá liễu bạt ngàn": vẻ đẹp thiên nhiên vùng đất Nam Bộ.
d.
- Chủ đề: tình yêu thiên nhiên, con người Nam Bộ.
- Ý nghĩa, bài học mà em rút ra được sau khi đọc cuốn sách là:
+ Biết nâng niu, quý trọng vẻ đẹp tự nhiên. Đồng thời, sống hòa hợp với thiên nhiên.
+ Rèn luyện, học tập để trở thành người có đức tính, lối sống tốt đẹp như: dũng cảm, gan dạ, giản dị, giàu tình thương,...
2. Đọc cùng nhà phê bình
* Gợi ý trả lời câu hỏi phần sau khi đọc:
Câu hỏi 1 trang 106 SGK Ngữ văn 7 - tập 2
- Người viết tập trung bàn luận về vấn đề: "Tảng sáng" và "Quê nội" không có cốt truyện, có nhiều tuyến, khóm nhân vật hoạt động.
Câu hỏi 2 trang 106 SGK Ngữ văn 7 - tập 2
- Những ý kiến về đặc điểm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm mà người viết đã nêu:
+ "Nội dung câu chuyện xảy ra trong [...] sau Cách mạng tháng Tám thành công.".
+ "Các nhân vật là những người nông dân bình thường [...] chống giặc giữ làng.".
+ "Quê nội và Tảng sáng được viết theo lối [...] trong cả "tấm lòng" tác giả".
- Em xác định được như vậy là căn cứ vào các từ ngữ, câu văn mang tính nhận xét, đánh giá của người viết.
Câu hỏi 3 trang 106 SGK Ngữ văn 7 - tập 2
* Những lí lẽ, bằng chứng được người viết sử dụng nhằm làm sáng tỏ ý kiến về các đặc điểm của tác phẩm "Quê nội":
- Lí lẽ:
+ "Nội dung câu chuyện xảy ra trong những khung cảnh quê hương".
+ "Các nhân vật là những người nông dân bình thường [...] chống giặc giữ làng.".
+ "Mỗi người đều mang một cá tính riêng [...] tích cực làm việc xã hội.".
- Bằng chứng:
+ "Một nông thôn miền Trung [...] sau Cách mạng tháng Tám thành công.".
+ "Họ thường làm việc hơi quá sức mình một chút [...] í ới đi luyện tập quân sự.".
+ "Đó là bà Kiến [...] đọc chơi vanh vách.".
+ ...
* Cách trình bày bằng chứng của người viết: nêu bằng chứng sau khi đưa ra lí lẽ, ý kiến nhận xét. Người viết không trích, thuật lại dẫn chứng từ tác phẩm mà lược thuật, tóm tắt ngắn gọn.
Câu hỏi 4 trang 106 SGK Ngữ văn 7 - tập 2
- Mối quan hệ giữa mục đích viết và đặc điểm, nội dung chính của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học được thể hiện nhất quán, rõ ràng và cụ thể:
+ Phần mở đầu, người viết nêu ra vấn đề nghị luận từ tác phẩm.
+ Tiếp đến, người viết lần lượt phân tích, bàn luận các khía cạnh thuộc vấn đề nghị luận.
+ Cuối cùng, nêu nhận xét về sức hấp dẫn của tác phẩm
Tưởng tượng em là một nhà phê bình, hãy viết đoạn văn (khoảng 6 - 8 câu) nêu ý kiến của em về một tác phẩm văn học về đề tài tuổi thơ hoặc quê hương, đất nước mà em đã đọc.
- HS tưởng tượng và viết theo cảm nhận bản thân:
* Gợi ý:
"Búp sen xanh" quả là một tác phẩm đặc sắc cả về chủ đề và hình thức nghệ thuật. Nội dung cuốn tiểu thuyết chủ yếu xoay quanh cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ thời niên thiếu đến tuổi thanh niên. Nhà văn Sơn Tùng đã khéo léo kể lại những câu chuyện đời thường, dung dị trong gia đình cụ Nguyễn Sinh Sắc và Hoàng Thị Loan. Có thể nói, mọi chuyện diễn ra đều gắn liền với quê hương Nghệ An. Bên cạnh nội dung, yếu tố nghệ thuật cũng góp phần quan trọng làm nổi bật chủ đề tác phẩm. Trước hết, vì "Búp sen xanh" có liên quan trực tiếp tới Người nên các nhân vật là những con người có thực, được ghi chép rõ ràng. Tiếp đến, việc đan xen giữa quá khứ - hiện tại đã giúp người đọc hiểu hơn về gia đình Người. Như vậy, bằng ngòi bút tài hoa, hiểu biết sâu rộng, nhà văn Sơn Tùng thành công mang đến một tác phẩm ý nghĩa viết về vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.
3. Đọc và trò chuyện cùng tác giả
* Gợi ý trả lời câu hỏi:
Câu hỏi 2 trang 109 SGK Ngữ văn 7 - tập 2
a. Mên và Mon là bạn cùng lứa tuổi với nhà văn - tác giả truyện ngắn "Bầy chim chìa vôi".
b. Vì lúc đó, bầy chim chìa vôi non là thứ mà lũ trẻ làng quan tâm nhất.
c. Cậu bé - người "phỏng vấn" tác giả - ngạc nhiên về việc: tất cả lũ trẻ làng đều thức để nghe tiếng mưa, nghĩ đến bãi sông và lo lắng cho bầy chim chìa vôi non "Vậy sao? Lúc ấy chú ở cùng Mon và Mên à?".
d. Ngoài Mên và Mon, nhà văn là người có trải nghiệm và kỉ niệm sâu sắc về đêm mưa, bãi sông và bầy chim chìa vôi.
e. Theo em, Mên và Mon đang ở trong tâm trí bạn đọc và nhà văn. Bầy chim chìa vôi đã bay đến một nơi tươi đẹp, trong lành, nơi ấy không có sự tàn phá của con người.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Mong rằng, những gợi ý trên đây sẽ giúp ích cho em trong việc chuẩn bị bài trước khi lên lớp. Hãy thường xuyên truy cập vào Taimienphi.vn để bỏ túi các bài soạn, văn mẫu lớp 7 ngắn gọn, chất lượng như: Soạn bài Thách thức thứ hai - Từ ý tưởng đến sản phẩm ngắn gọn, Soạn bài Về đích: Ngày hội với sách đầy đủ theo sách.