* Gợi ý trả lời câu hỏi phần đọc và tiếng Việt:
Câu hỏi 1 trang 113, SGK Ngữ Văn 7 - tập 2:
1 - đ, 2 - d, 3 - c, 4 - b, 5 - a
Câu hỏi 2 trang 113, SGK Ngữ Văn 7 - tập 2:
Câu hỏi 3 trang 113, 114, SGK Ngữ Văn 7 - tập 2:
Câu hỏi 4 trang 114, SGK Ngữ Văn 7 - tập 2:
a.
- Đoạn thơ gieo vần chân "sông" - "hồng", "cá" - "mã", "giang" - "làng".
- Đoạn thơ ngắt nhịp 3/2/3.
b.
- Cảm xúc của tác giả được thể hiện qua đoạn thơ:
+ Vui vẻ, hào hứng với cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi
+ Hi vọng và tin tưởng vào những lần ra khơi đầy khí thế của người dân chài.
c.
- Biện pháp tu từ so sánh: "Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã"
- Tác dụng:
+Nhấn mạnh hình ảnh con thuyền lướt sóng đầy tự tin. Đồng thời, thể hiện khí thế mạnh mẽ khi ra khơi của ngư dân làng chài.
+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu thơ.
Câu hỏi 5 trang 114, SGK Ngữ Văn 7 - tập 2:
- Điểm chung về mục đích của văn bản "Tự học - một thú vui bổ ích" (Nguyễn Hiến Lê) và "Bàn về đọc sách" (Chu Quang Tiềm) đó là:
+ Thuyết phục người đọc về những lợi ích, sự thú vị của một thói quen tốt trong đời sống.
- Để đạt được mục đích, các tác giả sử dụng kiểu văn bản có đặc điểm:
+ Thể hiện ý kiến của người viết đối với vấn đề cần bàn luận.
+ Trình bày những lí lẽ bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe.
+ Ý kiến, lí lẽ được sắp xếp theo trình tự hợp lí.
Câu hỏi 6 trang 115, SGK Ngữ Văn 7 - tập 2:
a.
- Câu tục ngữ ngắn gọn: 8 chữ.
- Hình ảnh: "răng", "tóc".
- Gieo vần cách: "tóc, góc"
- Bài học kinh nghiệm: Khuyên mỗi người cần phải biết giữ gìn vẻ bề ngoài cho gọn gàng, sạch sẽ. Bởi lẽ, vẻ ngoài cũng thể hiện một phần nào phẩm chất, tính cách bên trong của con người.
b.
- Câu tục ngữ ngắn gọn: 6 chữ
- Gieo vần sát: "sạch, rách"
- Có hai vế đối xứng nhau cả về hình thức lẫn nội dung.
- Bài học kinh nghiệm: Khuyên mỗi chúng ta cần giữ gìn nhân cách, phẩm chất của mình. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không làm những điều trái với lương tâm.
c.
- Câu tục ngữ ngắn gọn: 7 chữ
- Gieo vần cách: "người, mười"
- Có hai vế đối xứng nhau.
- Bài học kinh nghiệm: Khuyên mọi người cần yêu quý, trân trọng con người, không nên để của cải che lấp tâm hồn con người.
Câu hỏi 7 trang 115, SGK Ngữ Văn 7 - tập 2:
- Dấu hiệu nhận biết "Trò chơi cướp cờ" và "Cách gọt củ hoa thủy tiên" là văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động:
+ Cả hai văn bản đều liệt kê những gì cần chuẩn bị trước khi thực hiện trò chơi hay hoạt động.
+ Trình bày các bước cần thực hiện. Với văn bản "Trò chơi cướp cờ", đó là quy tắc, luật lệ, hướng dẫn cách chơi. Còn với văn bản "Cách gọt củ hoa thủy tiên", đó là các bước thực hiện việc gọt củ hoa.
- Để đạt được mục đích, hai văn bản sử dụng cách triển khai thông tin: theo trật tự thời gian.
Câu hỏi 8 trang 115, SGK Ngữ Văn 7 - tập 2:
- Những dấu hiệu của truyện khoa học viễn tưởng thể hiện qua văn bản "Dòng sông Đen" và "Xưởng Sô-cô-la":
Câu hỏi 9 trang 115, SGK Ngữ Văn 7 - tập 2:
a.
- (1): người viết nhận xét bài văn một cách thẳng thắn.
- (2): nhận xét bài viết một cách gián tiếp, tế nhị hơn.
b.
- Câu (2) sử dụng biện pháp nói quá giúp tạo ấn tượng cho người nghe hơn câu (1).
- Số từ: "một trăm", "mười" -> chức năng: biểu thị độ dài quãng đường cần phải chạy và thời gian hoàn thành.
Câu hỏi 10 trang 115, SGK Ngữ Văn 7 - tập 2:
a.
- Phép liên kết:
+ Phép lặp: "vệt rừng đen".
+ Phép thế: "Từ chỗ vệt rừng đen xa tít đó" thế cho "trên vệt rừng đen ở chỗ con sông".
b.
- (1):
+ "Từ chỗ vệt rừng đó": trạng ngữ.
+ "Chim": chủ ngữ.
+ "Cất cánh tua tủa bay lên": vị ngữ.
=> Câu đơn.
- (2):
+ "Từ chỗ vệt rừng đen xa tít đó": trạng ngữ.
+ "Chim": chủ ngữ.
+ "Cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ trong lòng quả đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời": vị ngữ.
=> Câu đơn mở rộng thành phần trạng ngữ, vị ngữ.
=> Tác dụng của việc mở rộng thành phần đó là: làm cho hình ảnh được miêu tả chi tiết và rõ ràng hơn.
c.
- Sử dụng thành ngữ "liên chi hồ điệp" trong câu cuối có tác dụng:
+ Giúp người đọc hình dung rõ hơn về hình ảnh đàn chim.
+ Tăng tính biểu cảm, giúp câu văn thêm giàu sức gợi.
d.
- "Tua tủa": số lượng chim bay lên nhiều và nhanh.
- Nghĩa của từ "tua tủa" trong từ điển mang ý nghĩa: đâm ra từ mọi phía.
- So sánh: Nghĩa từ "tua tủa" trong đoạn văn chỉ về số lượng, còn trong từ điển chỉ về hướng.
II. Viết, nói và nghe
* Gợi ý trả lời câu hỏi phần viết, nói và nghe:
Câu hỏi 11 trang 116, SGK Ngữ Văn 7 - tập 2:
- Quy trình viết gồm các bước:
+ Bước 1: Xác định đề tài, thu thập tài liệu liên quan.
+ Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý.
+ Bước 3: Viết bài.
+ Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa.
- Ý nghĩa của từng bước đối với quy trình tạo lập một bài viết:
+ Bước 1: Giúp người viết có định hướng.
+ Bước 2: Đảm bảo đủ ý, có thể sắp xếp các ý hợp lí, mạch lạc.
+ Bước 3: Người viết dùng lời văn của mình để hoàn chỉnh bài.
+ Bước 4: Chỉnh sửa bài viết để có được bài văn hoàn chỉnh.
Câu hỏi 12 trang 116, SGK Ngữ Văn 7 - tập 2:
Câu hỏi 13 trang 116, SGK Ngữ Văn 7 - tập 2:
- Viết bản tường trình cần đảm bảo những yêu cầu:
+ Phần mở đầu: Quốc hiệu, tiêu ngữ; địa điểm, thời gian; tên văn bản; người (cơ quan) nhận bản tường trình.
+ Nội dung tường trình: Thời gian và địa điểm xảy ra sự việc; tên cá nhân, tổ chức liên quan; trình tự, diễn biến của sự việc; người chịu trách nhiệm.
+ Phần kết thúc: Những đề nghị cụ thể; lời cam đoan, lời hứa.
+ Nội dung sự việc phải chính xác, đúng thực tiễn diễn ra.
Câu hỏi 14 trang 116, SGK Ngữ Văn 7 - tập 2:
Các em có thể xem lại bài soạn trước đó như Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống hay bài Soạn bài Ôn tập bài 10 để có thể củng cố kiến thức tốt nhất nhé.
Câu hỏi 15 trang 116, SGK Ngữ Văn 7 - tập 2:
* Đề 1: Viết bài văn bày tỏ cảm xúc về một người bạn tốt đã từ lâu em chưa gặp
I. Lập dàn ý
1. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về người bạn thân
2. Thân bài:
- Miêu tả khái quát về ngoại hình của người bạn:
+ Dáng người bạn dong dỏng cao.
+ Khuôn mặt hình trái xoan rất hợp với mái tóc ngang vai.
- Những nét nổi bật về tính cách: hiền lành, tốt bụng.
- Kể lại kỉ niệm khó quên với bạn: Quãng thời gian thi chuyển cấp, cùng giúp đỡ nhau ôn tập. Vậy nên, dù học hành vất vả nhưng vẫn rất ý nghĩa.
- Cảm nghĩ của em về tình bạn: đây là tình bạn đáng quý và em sẽ nâng niu, trân trọng tình cảm này.
3. Kết bài
- Khẳng định lại tình bạn thân thiết giữa em và người đó.
II. Viết mở bài mẫu.
Tình bạn là thứ tình cảm vô cùng quý giá, giúp mỗi chúng ta vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Em luôn cảm thấy may mắn khi có một người bạn tốt như Yến. Dù giờ chúng em đã lâu không gặp nhưng em và bạn vẫn duy trì, vun đắp tình bạn đẹp này
Đề 2: Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học.
I. Dàn ý:
1. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác phẩm và nhân vật: Dế Mèn
2. Thân bài:
*Phân tích đặc điểm của nhân vật:
- Ngoại hình:
+ "Chàng Dế thanh niên cường tráng"
+ "Đôi càng tôi mẫm bóng", "Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt".
+ "Hai cái răng đen".
=> Dế Mèn rất khỏe mạnh, cường tráng.
- Hành động, tính cách:
+ Tự tin, yêu đời, luôn tự hào về bản thân.
+ Kiêu ngạo, bốc đồng, dám trêu chọc chị Cốc, gây ra cái chết cho Dế Choắt.
* Bài học rút ra qua tác phẩm:
+ Sống là phải khiêm tốn, luôn quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh.
+ Khi mắc lỗi cần biết nhận sai và sửa lỗi.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại ấn tượng về nhân vật.
II. Mở bài mẫu:
Tô Hoài là nhà văn sớm bước vào đời, vào nghề và cũng sớm tham gia hoạt động Cách mạng. Ông viết ở nhiều thể loại và đạt được vô vàn thành công. Tiêu biểu cho sáng tác của Tô Hoài phải kể đến "Dế Mèn phiêu lưu kí". Đây là tác phẩm văn học thiếu nhi được đọc nhiều ở Việt Nam và được dịch ra nhiều thứ tiếng. Trong đó, đoạn trích "Bài học đường đời đầu tiên" được trích từ chương I của tập truyện đã để lại cho bạn đọc ấn tượng sâu đậm về hình ảnh Dế mèn kiêu căng, ngạo mạn.
Câu hỏi 16 trang 116, SGK Ngữ Văn 7 - tập 2:
- Để có một bài trình bày hấp dẫn, người nói cần lưu ý:
+ Chuẩn bị kĩ nội dung cần trình bày.
+ Nên tạo ấn tượng ở phần mở đầu.
+ Giọng điệu, cử chỉ phù hợp, tự tin khi thuyết trình
Câu hỏi 17 trang 116, SGK Ngữ Văn 7 - tập 2:
- Dựa vào nội dung đã chuẩn bị, trình bày nói theo cá nhân hoặc nhóm.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Hi vọng qua bài soạn Ôn tập cuối học kì II bên trên trên, các em sẽ nắm vững toàn bộ kiến thức trong chương trình. Đừng quên ghé qua Taimienphi.vn để cập nhật thêm nhiều bài văn mẫu lớp 7 hay: Bài văn bày tỏ cảm xúc về một người bạn tốt đã lâu chưa gặp lại; Phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện đã học.