Soạn bài Ôn tập bài 3 ngắn nhất, Ngữ văn lớp 7, Chân trời sáng tạo

Soạn bài Ôn tập bài 3, Ngữ văn lớp 7, Chân trời sáng tạo

Soạn bài Ôn tập bài 3 ngắn nhất, Ngữ văn lớp 7, Chân trời sáng tạo

 
* Gợi ý trả lời các câu hỏi:
 

Câu 1 (trang 75, SGK Ngữ văn lớp 7, tập 1):

Đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học:
- Văn bản thường thể hiện rõ ý kiến, quan điểm của người viết về tác phẩm cần bàn luận như: nhân vật, chi tiết, đề tài, chủ đề, ngôn từ,...
- Trình bày các lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục: các lí lẽ, bằng chứng cần căn cứ, bám sát vào tác phẩm đang bàn luận.
+ Lí lẽ là những lí giải, phân tích làm rõ về tác phẩm đó.
+ Bằng chứng là những sự việc, chi tiết, từ ngữ,... được trích từ tác phẩm để làm sáng tỏ lí lẽ.
- Các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.
 

Câu 2 (trang 75, SGK Ngữ văn lớp 7, tập 1):

HS có thể tham khảo bài soạn của các văn bản để hoàn thành chi tiết.

 

Câu 3 (trang 75, SGK Ngữ văn lớp 7, tập 1)

* Khi viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học, cần lưu ý:
- Giới thiệu được tác giả, tác phẩm và nhân vật cần phân tích.
- Nêu được cảm nghĩ về các đặc điểm của nhân vật.
- Đưa ra lí lẽ để làm sáng tỏ ý kiến.
- Đưa ra bằng chứng là các chi tiết, sự việc, lời nói, trích dẫn từ văn bản để làm sáng tỏ lí lẽ.
* Bố cục bài viết cần đảm bảo:
- Mở bài: giới thiệu nhân vật; nêu được cảm nhận về nhân vật đó.
- Thân bài:
+ Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
+ Phân tích lần lượt từng đặc điểm của nhân vật (đưa ra lí lẽ và bằng chứng).
- Kết bài: khẳng định lại ý kiến về nhân vật, nêu cảm nhận của bản thân.

Soạn bài Ôn tập bài 3 ngắn gọn, Ngữ văn lớp 7, Chân trời sáng tạo
 

Câu 4 (trang 75, SGK Ngữ văn lớp 7, tập 1)

- Khi thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi, ta cần tiến hành những bước:
+ Bước 1: Chuẩn bị: thành lập nhóm và phân công công việc -> chuẩn bị nội dung buổi thảo luận -> thống nhất mục tiêu và thời gian buổi thảo luận.
+ Bước 2: Thảo luận: trình bày ý kiến -> phản hồi các ý kiến -> thống nhất ý kiến.
- Khi thảo luận nhóm, cần lưu ý về thái độ, cách thức trình bày ý kiến như:
+ Nhóm trưởng dẫn dắt để các thành viên trình bày ý kiến. Lần lượt các thành viên đưa ra ý kiến của bản thân. Thư kí ghi chép, tổng hợp các ý kiến.
+ Trình bày ý kiến của bản thân trên cơ sở bảo vệ được ý kiến đó từ những lí lẽ và bằng chứng đã chuẩn bị.
+ Lắng nghe người khác trình bày và chia sẻ ý kiến của bản thân trên tinh thần tôn trọng.
 

Câu 5 (trang 75, SGK Ngữ văn lớp 7, tập 1)


 

Câu 6 (trang 75, SGK Ngữ văn lớp 7, tập 1)

- Việc hiểu những góc nhìn khác về tác phẩm văn học có ý nghĩa:
+ Nắm chắc nội dung của tác phẩm.
+ Thấy được sự sáng tạo của tác giả trong việc xây dựng nhân vật, sử dụng các chi tiết, hình ảnh,...
+ Cảm nhận được những giá trị, ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Hi vọng rằng, qua những nội dung trên đây, em sẽ nắm chắc các kiến thức về kiểu văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học, từ Hán Việt,... Taimienphi.vn rất vui khi được đồng hành cùng em trong quá trình học tập môn Ngữ văn 7. Hãy thường xuyên theo dõi, ghé thăm để không bỏ lỡ bất kì bài soạn, văn mẫu lớp 7 chất lượng như:
- Soạn bài Cốm Vòng
- Soạn bài Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát

Để có thể nắm chắc kiến thức của chủ điểm Những góc nhìn văn chương, em hãy theo dõi và tham khảo Soạn bài Ôn tập bài 3 ngắn nhất, trang 75, Ngữ văn lớp 7, Chân trời sáng tạo, học kì I do đội ngũ Taimienphi.vn biên soạn dưới đây.
Giải bài tập trang 14 SGK Toán 3 Tập 1, sách Chân trời sáng tạo
Giải bài tập trang 85 SGK Toán 3 Tập 2, sách Chân trời sáng tạo
Giải bài tập trang 81 SGK Toán 3 Tập 1, sách Chân trời sáng tạo
Giải bài tập trang 49 SGK Toán 3 Tập 1, sách Chân trời sáng tạo
Soạn bài Ôn tập bài 10 ngắn gọn, Ngữ văn 6 - Chân trời sáng tạo
Soạn bài Ôn tập bài 2, ngắn gọn, Ngữ văn lớp 10, Chân trời sáng tạo

ĐỌC NHIỀU