Soạn bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ về môi trường
Câu 1 (trang 115 sgk Tiếng Việt 5): Đọc đoạn văn sau và thực hiện các nhiệm vụ nêu ở bên dưới.
a) Phân biệt nghĩa của các cụm từ: khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên.
b) Mỗi từ ở cột A dưới đây ứng với nghĩa nào ở cột B?
Trả lời:
a) Phân biệt nghĩa của các cụm từ:
- Khu dân cư: khu vực dành cho nhân dân ăn, ở, sinh hoạt.
- Khu sản xuất: khu vực làm việc của nhà máy, xí nghiệp.
- Khu bảo tồn thiên nhiên: khu vực trong đó có các loài cây, con vật và cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ, giữ gìn lâu dài.
b) Nối mỗi từ ở cột A với nghĩa thích hợp ở cột B:
- Sinh vật: Tên gọi chung các vật sống, bao gồm động vật, thực vật và vi sinh vật, có sinh ra, lớn lên và chết đi.
- Sinh thái: Quan hệ giữa sinh vật (kể cả người) với môi trường xung quanh.
- Hình thái: Hình thức biểu hiện ra bên ngoài của sự vật, có thể quan sát được.
Câu 2 (trang 116 sgk Tiếng Việt 5): Ghép tiếng bảo (có nghĩa "giữ, chịu trách nhiệm") với mỗi tiếng sau để tạo thành từ phức và tìm hiểu nghĩa của mỗi từ đó (có thể sử dụng Từ điển tiếng Việt)):
đảm, hiểm, quản, tàng, toàn, tồn, trợ, vệ
Trả lời:
1) bảo đảm: Cam đoan chịu trách nhiệm về một việc gì đó.
2) bảo hiểm: Giữ, phòng để khỏi xảy ra tai nạn nguy hiểm.
3) bảo quản: Giữ gìn, trông nom để khỏi hư hỏng, hao hụt.
4) bảo tàng: Sưu tầm, lưu giữ, bảo quản những hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa, văn minh.
5) bảo toàn: Giữ nguyên vẹn như vốn có, không để mất mát, hư hỏng trong quá trình vận hành.
6) bảo tồn: Giữ nguyên hiện trạng, không để mất đi.
7) bảo trợ: Trợ giúp, đỡ đầu.
8) bảo vệ: Giữ gìn chống sự xâm phạm để khỏi bị hư hỏng, mất mát.
Câu 3 (trang 116 sgk Tiếng Việt 5): Thay từ bảo vệ trong câu sau bằng một từ đồng nghĩa với nó:
Chúng em bảo vệ môi trường sạch đẹp.
Trả lời
Chúng em giữ gìn môi trường sạch đẹp.
1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện nhiệm vụ nêu ở bên dưới:
Thành phần môi trường là các yếu tố tạo thành môi trường: không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác.
a) Phân biệt nghĩa của các cụm từ: khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên
b) Mỗi từ ở cột A dưới đây ứng với nghĩa nào ở cột B
Trả lời:
a) Phân biệt nghĩa các cụm từ:
- Khu dân cư: Khu vực dành cho dân ở.
- Khu sản xuất: Khu vực làm việc của nhà máy, xí nghiệp.
- Khu bảo tồn thiên nhiên: Khu vực trong đó có các loài cây, con vật và quan thiên nhiên được bảo vệ giữ gìn, lâu dài.
b) Nối
Sinh vật : tên gọi chung các vật sống, bao gồm động vật, thực vật và vi sinh vật, có sinh ra, lớn lên và chết.
Sinh thái: quan hệ giữa sinh vật (kể cả người) với môi trường xung quanh.
Hình thái: hình thức biểu hiện ra bên ngoài của sự vật có thể quan sát được.
2. Ghép tiếng bảo (có nghĩa "giữ, chịu trách nhiệm") với mỗi tiếng sau để tạo thành từ phức và tìm hiểu nghĩa của mỗi từ đó (có thể sử dụng Từ điển tiếng Việt)
đảm, hiểm, quản, toàn, tồn, trợ, vệ
Trả lời:
- Bảo đảm (đảm bảo): làm cho chắc chắn, thực hiện được, giữ gìn được.
- Bảo hiểm: giữ gìn đề phòng tai nạn, trả khoản tiền thỏa thuận khi có nạn xảy đến với người đóng bảo hiểm.
- Bảo quản: giữ gìn cho khỏi hư hỏng hoặc hao hụt.
- Bảo tàng: cất giữ những tài liệu, hiện vật có ý nghĩa lịch sử.
- Bảo toàn: giữ cho nguyên vẹn không để suy chuyển, mất mát.
- Bảo tồn: giữ lại, không để mất đi.
- Bảo trợ: đỡ đầu và giúp đỡ.
- Bảo vệ: chống lại mọi xâm phạm, để giữ cho nguyên vẹn.
3. Thay từ bảo vệ trong câu sau bằng một từ đồng nghĩa với nó
Chúng em bảo vệ môi trường sạch đẹp.
Trả lời:
Thay từ bảo vệ bằng giữ gìn hay gìn giữ.
---------------------------HẾT------------------------------
Bên cạnh Soạn bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ về môi trường các em cần tìm hiểu thêm những bài soạn khác trong SGK Tiếng Việt lớp 3 như Soạn bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Tuần 12 hay phần Soạn bài Hành trình của bầy ong, tập đọc nhằm củng cố kiến thức Tiếng Việt lớp 5 của mình nhé.
Chi tiết nội dung phần Soạn bài Mùa thảo quả, Chính tả để có sự chuẩn bị tốt cho bài Chính tả: Mùa thảo quả.