A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Khái niệm đoạn văn
- Đoạn văn là một bộ phận của văn bản.
- Mỗi đoạn văn thường có câu nêu ý khái quát gọi là câu chủ đề.
- Các câu khác tập trung làm rõ ý khái quát thông qua việc thuyết minh, miêu tả, giải thích,...
- Các đoạn văn đều hướng tới việc thể hiện chủ đề và ý nghĩa của văn bản
2. Các kiểu đoạn văn trong văn bản tự sự
- Đoạn (các đoạn) của phần mở đầu bài có nhiệm vụ giới thiệu câu chuyện.
- Đoạn (các đoạn) của thân bài kể diễn biến của sự việc.
- Đoạn (các đoạn) kết bài kết thúc câu chuyện, tạo ấn tượng tới suy nghĩ, cảm xúc của người đọc.
Tấm cám là bài học nổi bật trong Tuần 7 của chương trình học theo SGK Ngữ Văn 10, học sinh cần Soạn bài Tấm Cám, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK.
B. GIẢI ĐÁP CÂU HỎI, BÀI TẬP
1. Đọc đoạn trích trang 97 – 98, SGK Ngữ văn 10, tập 1, của Nguyễn Trung Thành rồi cho biết:
a) Các đoạn văn trên có đúng như dự kiến như dự kiến của tác giả không?
- Các đoạn văn ấy thể hiện đúng và rõ ràng ý kiến của tác giả.
b) Nội dung và giọng điệu của các đoạn mở đầu và kết thúc có nét gì giống nhau, khác nhau?
- Giống nhau: + Đêu tả cảnh rừng xà nu và tập trung thể hiện chủ đề tác phẩm.
+ Đấy là lối kết cấu vòng tròn – mở, đầu – cuối tương ứng.
- Khác nhau: + Các đoạn mở đầu miêu tả cụ thể, rõ nét rừng xà nu.
+ Đoạn kết thúc lại miêu tả rừng xà nu mờ dần và bất tận, khiếnngười đọc miên man suy nghĩ về sự bất diệt của rừng cây, con người và vùng đất ấy.
c) Anh (chị) rút được kinh nghiệm gì qua cách viết đoạn văn của Nguyễn Ngọc?
- Cần suy nghĩ, dự kiến các đoạn mở bài, kết bài và thân bài trước khi kể câu chuyện.
- Mở bài và kết bài có thể lặp lại một số chi tiết sự việc, nhưng bao giờ cũng được xử lí khác đi, tạo ấn tượng mới cho người đọc.
- Các đoạn văn đều phải hướng vào một nội dung, tư tưởng nhất định...
2. Đọc đoạn văn viết về hậu thân của chị Dậu (trang 98, SGK Ngữ văn 10, tập 1) rồi cho biết:
a) Đấy có phải là đoạn văn trong văn bản tự sự không? Tại sao? Nó thuộc phần nào của câu chuyện học sinh đó định viết?
- Có thể coi là một đoạn văn trong văn bản tự sự.
- Vì triển khai đoạn theo câu chủ đề: Chị Dậu về làng sau cách mạng tháng Tám.
- Đoạn văn thuộc phần thân bài của câu chuyện vì nó triển khai sự việc chị Dậu gặp gỡ đoàn quân cách mạng và gia nhập với họ.
b) Thành công và hạn chế của người viết thể hiện ở nội dung nào? Anh (chị) hãy viết tiếp những chỗ còn để trống (dấu ba chấm)?
- Thành công khi kể câu chuyện.
- Hạn chế, lúng túng khi tả cảnh (phần bỏ trống thứ nhất) và miêu tả tâm trạng chị Dậu (phần bỏ trống thứ hai).
- Có thể viết tiếp hai phần bỏ trống đó như sau:
+ [một vùng hồng ủng lên]. Mặt trời đỏ rực nhô lên từ đường chân trời chìm trong những đám mây mỏng lơ lửng như bất động trong làn gió sớm...
+ [bỗng ứa nước mắt], trước mắt chị chợt thoáng qua hình ảnh lão dê cụ cầm nắm tiền, cảnh anh Dậu bị trói lôi đi, tiếng cái Tí văng vẳng đòi ở nhà với các em... chị thấy sao mà xót xa tủi hờn đến thế. Vừa mới đây thôi, nhưng bây giờ, [cố nén xúc động...].
3. Đọc đoạn trích (trang 99, SGK Ngữ văn 10, tập 1) và cho biết:
a) Đoạn trích đó kể sự việc gì, ở phần nào, của văn bản tự sự nào?
-Đoạn trích kể sự việc cô Phương Định, một thanh niên xung phong phá gỡ bom mìn để mở đường cho xe ra chiến trường trong thời chống mĩ.
- Đoạn trích thuộc phần thân bài vì kể lại sự việc chính: Phương Định đang phá bom.
b) Đoạn trích có sai sót về ngôi kể, hãy chỉ ra và sửa chữa.
- Nhân vật Phương Định xưng tôi để kể câu chuyện nhưng đôi chỗ người chép lại ghi nhầm thành cô Phương Định. Như thế, tôi ấy không phải là Phương Định, có sự sai lạc về ngôi kể ở ngôi thứ nhất (tôi) và ngôi thứ ba khi gọi là cô hay Phương Định).
- Sửa như sau: + Đổi tất cả các đại từ cô và Phương Định thành tôi.
+ Bỏ chữ cô gái trong câu Một tiếng động sắc đến gai người... vì tôi đang kể lại cảm giác của tôi chứ không phải là một cô gái nào đó.
c) Nêu các kinh nghiệm khi viết đoạn văn trong bài văn tự sự.
- Cần quán triệt chủ đề, tư tưởng của văn bản.
- Cần thống nhất ngôi kể trong các đoạn.
- Soạn bài Đọc thêm: Xúy Vân giả dại
- Soạn bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam