Soạn bài Luyện tập về từ đồng nghĩa trang 32, Tiếng Việt lớp 5

Mục Lục bài viết:
1. Bài mẫu số 1 (Siêu ngắn)
2. Bài mẫu số 2 (Siêu ngắn)

Soạn bài Luyện tập về từ đồng nghĩa trang 32 SGK Tiếng Việt 5 tập 1

 

Soạn bài Luyện tập về từ đồng nghĩa, mẫu 1:

Câu 1 (trang 32 sgk Tiếng Việt 5): Tìm từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi ô trống dưới đây:

Chúng tôi đang hành quân tới nơi cắm trại – một thắng cảnh của đất nước. Bạn Lệ … trên vai chiếc ba lô con cóc, hai ta vung vẩy, vừa đi vừa hát véo von. Bạn Thư điệu đà … túi đàn ghi ta. Bạn Tuấn “đô vật” vai … một thùng giấy đựng nước uống và đồ ăn. Hai bạn Tân và Hưng to, khỏe cùng hăm hở … thứ đồ lỉnh kỉnh nhất là lều trại. Bạn Phượng bé nhỏ nhất thì … trong nách mấy tờ báo Nhi Đồng cười, đến chỗ nghỉ là giở ra đọc ngay cho cả nhóm nghe.
(xách, đeo, khiêng, kẹp, vác)

Trả lời:
Chúng tôi đang hành quân tới nơi cắm trại – một thắng cảnh của đất nước. Bạn Lệ đeo trên vai chiếc ba lô con cóc, hai tay vung vẩy, vừa đi vừa hát véo von. Bạn Thư điệu đà xách túi đàn ghi – ta. Bạn Tuấn “đô vật” vai vác một thùng giấy đựng nước uống và đồ ăn. Hai bạn Tân và Hưng to, khỏe cùng hăm hở khiêng thứ đồ lỉnh kỉnh nhất là lều trại. Bạn Phương bé nhỏ nhất thì kẹp trong nách mấy tờ báo Nhi đồng cười, đến chỗ nghỉ là giở ra đọc ngay cho cả nhóm cùng nghe.

Câu 2 (trang 33 sgk Tiếng Việt 5): Chọn ý thích hợp trong ngoặc đơn để giải thích ý nghĩa chung của các câu tục ngữ sau:

a) Cáo chết ba năm quay đầu về núi.
b) Lá rụng về cội.
c) Trâu bảy năm còn nhớ chuồng.
(làm người phải thủy chung; gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên; loài vật thường nhớ nơi ở cũ)

Trả lời:
a) Cáo chết ba năm quay đầu về núi: Làm người phải thủy chung.
b) Lá rụng về cội: Gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên.
c) Trâu bảy năm còn nhớ chuồng: Loài vật thường nhớ nơi ở cũ.

Câu 3 (trang 33 sgk Tiếng Việt 5): Dựa vào ý một khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu, hãy viết một đoạn văn miêu tả màu sắc đẹp của những sự vật mà em yêu thích. Trong đoạn văn, chú ý sử dụng những từ đồng nghĩa.

Trả lời:
Trong các khổ thơ của bài Sắc màu em yêu của Phạm Đình Ân, em yêu thích nhất màu đỏ ở khổ thứ hai, vì màu đỏ tươi như máu trong tim cho ta sự sống, lớn khỏe từng ngày. Màu đỏ cũng gợi cho em về lá quốc kì của đất nước Việt Nam thân yêu, là sự hi sinh của đồng bào, của các chiến sĩ để nhuộm đỏ cho lá cờ Tổ quốc. Màu đỏ thắm cũng luôn nhắc em xứng đáng chiếc khăn quàng của người đội viên thiếu niên Tiền Phong. Đó còn là màu đỏ ối của mặt trời sắp lặn, màu đỏ rực của bếp lửa, màu đỏ tía của đóa hoa mào gà, màu đỏ hây hây trên đôi má phúng phính của những em bé khỏe mạnh….


Soạn bài Luyện tập về từ đồng nghĩa, mẫu 2:

Câu 1 (trang 32 sgk Tiếng Việt 5): Tìm những từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi ô trống dưới đây (Tiếng Việt 5, tập một, trang 32):

Trả lời:
Chúng tôi đang hành quân tới nơi cắm trại – một thắng cảnh của đất nước. Bạn Lệ đeo trên vai chiếc ba lô con cóc, hai tay vung vẩy, vừa đi vừa hát véo von. Bạn Thư điệu đà xách túi đàn ghi–ta. Bạn Tuấn "đô vật" vai vác một thùng giấy đựng nước uống và đồ ăn. Hai bạn Tân và Hưng to, khỏe cùng hăm hở khiêng thứ đồ lỉnh kỉnh nhất là lều trại. Bạn Phương bé nhỏ nhất thì kẹp trong nách mấy tờ báo Nhi đồng cười, đến chỗ nghỉ là giở ra đọc ngay cho cả nhóm cùng nghe.

Câu 2 (trang 33 sgk Tiếng Việt 5): Chọn ý thích hợp trong ngoặc đơn để giải thích ý nghĩa chung của các câu tục ngữ sau.

Trả lời:
a. Cáo chết ba năm quay đầu về núi: Làm người phải thủy chung.
b. Lá rụng về cội: Gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên.
c. Trâu bảy năm còn nhớ chuồng: Loài vật thường nhớ nơi ở cũ.

Câu 3 (trang 33 sgk Tiếng Việt 5): Dựa vào ý một khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu, hãy viết một đoạn văn miêu tả màu sắc đẹp của những sự vật mà em yêu thích. Trong đoạn văn, chú ý sử dụng những từ đồng nghĩa.

Trả lời:
Trong các khổ thơ của bài Sắc màu em yêu của Phạm Đình Ân, em yêu thích nhất màu đỏ ở khổ thứ hai, vì màu đỏ như máu trong tim cho ta sự sống, lớn khỏe từng ngày. Màu đỏ cũng gợi cho em về lá quốc kì của đất nước Việt Nam thân yêu, lad sự hi sinh của đồng bào, của các chiến sĩ nhuộm đỏ lá cờ Tổ quốc. Màu đỏ cũng luôn nhắc em xứng đáng chiếc khăn quàng của người đội viên thiếu niên Tiền Phong.

>> Xem trước và xem lại các bài học gần đây để học tốt Ngữ Văn lớp 5 hơn

Soạn bài Lòng dân
Soạn bài Thư gửi các học sinh
Soạn bài Mở rộng vốn từ: Nhân dân


Tiếng Việt vô cùng phong phú, trong đó có rất nhiều từ tương đồng về nét nghĩa. Soạn bài Luyện tập về từ đồng nghĩa trang 32 SGK Tiếng Việt 5 tập 1 sẽ giúp các em củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa, biết cách vận dụng lí thuyết vào làm bài tập cụ thể.
Soạn bài Luyện từ và câu - Từ đồng nghĩa
Soạn bài Luyện tập về từ đồng nghĩa, trang 22 Sgk Tiếng Việt 5 tập 1
Soạn bài Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy) trang 138 SGK Tiếng Việt 5 tập 2, soạn Tiếng Việt lớp 5
Ôn tập giữa học kì I tiết 4 trang 96, 97 SGK Tiếng Việt 5
Soạn bài Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (Dấu hai chấm) trang 143 SGK Tiếng Việt 5
Soạn bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Truyền thống trang 81 SGK Tiếng Việt 5 tập 2, soạn Tiếng Việt lớp 5

ĐỌC NHIỀU