Câu 1: (Trang 121, SGK Ngữ văn 9, tập 1)
Trả lời:
Chủ đề của đoạn trích là sự tương phản đối lập giữa cái thiện và cái ác. Niềm tin vào việc ở hiền gặp lành, người tốt ắt có được sự giúp đỡ, tai qua nạn khỏi. Hướng con người tới chữ Thiện, vì một xã hội tốt đẹp hơn, công bằng hơn.
Câu 2: (Trang 121, SGK Ngữ văn 9, tập 1)
Trả lời:
- Tâm địa độc ác của Trịnh Hâm qua đoạn trích được thể hiện như sau:
+ Là một kẻ bất nhân, bất nghĩa, tiểu nhân bỉ ổi: Mang danh bạn hữu, từng cùng uống rượu đối thơ, được Vân Tiên hết lòng tin tưởng nhưng vì đường công danh, lợi lộc hắn sẵn sàng lấy oán báo ơn, lợi dụng lúc sơ hở, nhẫn tâm giết chết Lục Vân Tiên, lúc này đang bị mù, lại phải chịu cảnh tang mẹ, không có đủ sức chống cự.
+ Là kẻ có tâm địa, giảo hoạt, giả nhân giả nghĩa: Hắn hành động có kế hoạch rõ ràng, lợi dụng đêm khuya, khi mọi người đã say giấc, để đẩy Vân Tiên xuống nước, hòng che tai mắt người ngoài. Sau khi đẩy Vân Tiên xuống nước lại “giả tiếng kêu trời”, “lấy lời phôi pha” để ngụy tạo chứng cứ ngoại phạm, thoát khỏi liên can. Kế hoạch chu toàn càng thể hiện tâm địa rắn rết, độc địa của Trịnh Hâm.
- Chỉ dùng môt đoạn thơ ngắn 8 câu nhưng tác giả đã thể hiện tài tình con người độc ác, và hành động bất nhân, bất nghĩa của Trịnh Hâm, lời lẽ ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu, không trau chuốt, không đi sâu vào chi tiết nhưng là vừa đủ để nói về cái tội ác tày đình mà gã họ Trịnh đã gây ra. Có lẽ tác giả không muốn nói nhiều về cái ác, ông dành phần lớn các vần thơ để nói về cái thiện, cái tốt đẹp, cũng có phần ngụ ý cái ác không tồn tại được lâu dài, sớm muộn cũng nhường chỗ cho cái thiện lên ngôi.
Câu 3: (Trang 121, SGK Ngữ văn 9, tập 1)
Trả lời:
Trái ngược với sự độc ác, nhẫn tâm của Trịnh Hâm thì vợ chồng ông lão lại hiện lên với hành động lương thiện, nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu giúp khi thấy người bị nạn.
- Nhiệt tình cứu giúp không quản khó khăn phiền phức “Hối con vẩy lửa một giờ/Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày”.
- Lời nói của ông ngư chân thành, mộc mạc, ân cần hỏi han, chăm sóc, muốn cưu mang tấm thân bệnh tật của Lục Vân Tiên “Ngư rằng: “Người ở cùng ta/Hôm mai hẩm hút với già cho vui”, ông lão chẳng mưu cầu gì chỉ muốn có thêm người cho nhà cửa thêm vui vẻ, bớt hiu quạnh tuổi già. “Lòng lão chẳng mơ” chuyện được Lục Vân Tiên trả ơn, ông cho rằng cứu giúp người lúc cảnh nguy khốn, là chuyện thường tình, phải đạo làm người, “Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn?”. Tấm lòng ông lão như được nước trong gột rửa, một câu danh lợi sẽ làm “sờn” tấm lòng ấy.
- Cuộc sống của ông lão rất tự tại, thoải mái, gần gũi với thiên nhiên “Ngày kia hứng gió đêm này chơi trăng”, “thong thả làm ăn” nay làm cái này mai làm cái khác, tự làm chủ cuộc sống, xa lánh chốn bon chen, hiểm ác.
Đoạn thơ là tình cảm yêu mến, ca ngợi của Nguyễn Đình Chiểu với tầng lớp nhân dân lao động, tuy nghèo về vật chất nhưng lại giàu lòng lương thiện. Cũng thể hiện quan điểm tiến bộ của tác giả: Những cái độc ác xấu xa, mưu sâu, kế bẩn thường lẩn khuất dưới bộ dạng đẹp đẽ, hào nhoáng, xa hoa, còn cái tốt đẹp, thiện tâm, nhân nghĩa lại hay xuất hiện ở những người dân lao động bình thường.
Câu 4: trang 121 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
Trả lời:
“Ngư rằng: “Lòng lão chẳng mơ
…
Tắm mưa trải gió trong vời Hàn Giang”.
- Trong đoạn thơ cuối bài là những lời ông lão tâm sự với Vân Tiên về cuộc đời mình, đây cũng là những câu thơ hay nhất trong bài. Hay vì cái ngôn ngữ mộc mạc, bình dị nhưng giàu tính biểu cảm, tạo cảm giác phóng khoáng, chân chất của ông Ngư. Cuộc sống của ông tràn đầy sức sống, hòa quyện với thiên nhiên rộng lớn nào là “hứng gió”, “chơi trăng”, khỏe thì đi quăng chài kéo lưới, mệt thì lại thả câu, “Nghêu ngao nay chích mai đầm”, ông hoàn toàn làm chủ cuộc sống của mình, “vui thầm” chẳng phải bon chen với ai. Cũng chẳng phải vì ngu học mà ông mới phải chân lấm tay bùn, ông Ngư cũng “Kinh luân đã sẵn trong tay”, nhưng lại thích “thung dung” với một chiếc thuyền nan “tắm mưa chải gió” tránh xa nơi ồn ào phố thị, người ghen kẻ tức.
- Cả đoạn thơ là cảm hứng đầy lãng mạn của tác giả, hình ảnh thơ phong phú đẹp đẽ, ý tứ phóng khoáng, lời lẽ uyển chuyển, giàu sức gợi cảm. Truyền vào lòng người đọc, người nghe cái tâm hồn phiêu lãng, niềm mơ ước cuộc sống dung dị, bình thường nhưng hạnh phúc, tự do, được làm chủ cuộc đời, hướng con người đến chữ thiện, tránh xa những cái tầm thường, giả dối, độc ác.
- Soạn bài Tổng kết từ vựng
- Soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Bố cục:
- Phần 1 (tám câu thơ đầu): Trịnh Hâm ra tay hãm hại Lục Vân Tiên.
- Phần 2 (mười câu thơ tiếp theo): Lục Vân Tiên được ông Ngư cứu giúp.
- Phần 3 (những câu thơ còn lại¬): Cuộc trò chuyện giữa Lục Vân Tiên và ông Ngư.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
Chủ đề của đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn là: qua sự đối lập giữa thiện và ác, tác giả thể hiện niềm tin vào những điều tốt đẹp ở đời.
Câu 2:
Tâm địa độc ác của Trịnh Hâm:
- Đang tâm hãm hại một con người tội nghiệp, đang trong cơn hoạn nạn, cậy nhờ sự giúp đỡ của Trịnh Hâm mà bị hắn lừa gạt (Lục Vân Tiên đã bị mù, tiền bạc hết, tớ thấy đang bơ vơ).
- Phản bội lại bạn bè, phản bội lại lời hứa của chính mình là sẽ đưa Vân Tiên trở lại quê nhà.
Đó là hành động vừa bất nhân vừa bất nghĩa, vừa gian ngoan vừa xảo quyệt, tất cả cũng vì lòng ganh ghét, vì sự đố kị tài năng. Lòng ganh ghét đa ngấm vào xương tuỷ, trở thành bản chất độc ác của Trịnh Hâm.
Đây là đoạn thơ tự sự đặc sắc. Chỉ tám dòng thơ, tác giả đã sắp xếp các tình tiết một cách hợp lí, thể hiện diễn biến hành động rất mau lẹ, có tính toán và rất độc ác của Trịnh Hâm.
Câu 3:
Đối lập với tính ích kỉ, nhỏ nhen đến độc ác của Trịnh Hâm là tấm lòng bao dung nhân ái, hào hiệp của ông Ngư. Sau khi cứu sống Vân Tiên, biết tình cảnh khốn khổ của chàng, ông Ngư sẵn lòng cưu mang chàng, dù chỉ là chia sẻ một cuộc sống đói nghèo hẩm hút, tương rau, nhưng đầm ấm tình người. Ông cũng chẳng hề tính toán đến cái ơn cứu mạng mà Vân Tiên chẳng thể báo đáp
"Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn"
Cuộc sống lao động của ông Ngư cũng được miêu tả rất đẹp. Đó là một cuộc sống của người dân chài bình thường trên sống nước được thi vị hóa phần nào trở nên thơ mộng hơn; một cuộc sống trong sạch ngoài vòng danh lợi ô trọc, một cuộc sống tự do phóng khoáng giữa đất trời cao rộng, hòa nhập bầu bạn với thiên nhiên, thảnh thơi giữa sống nước, gió trăng và do thế cũng đầy ắp niềm vui bởi con người lao động tự do, tự làm chủ mình, có thể ứng phó với mọi tình thế. Cuộc sống ấy hoàn toàn xa lạ với những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ mưu danh, trục lơi, sẵn sàng chà đạp lên cả đạo đức nhân nghĩa.
Nguyễn Đình Chiểu đã gửi gắm khát vọng vào niềm tin về cái thiện, vào con người lao động bình thường qua việc làm nhân đức và nhân đạo cao cả của Ngư ông.
Câu 4:
Đoạn thơ giàu cảm xúc khoáng đạt, ngôn ngữ bình dị, dân dã. Đoạn cuối có nhiều hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, mở ra một khoảng thiên nhiên cao rộng với những: đồi, vịnh, chích, đầm, trời đất, gió trăng… Con người hòa nhập thiên nhiên, tràn đầy niềm vui sống.
Luyện tập
Câu hỏi (trang 121 SGK):
+ Trong Truyện Lục Vân Tiên, những nhân vật có thể xếp vào cùng một loại với ông Ngư là: giao long, Du thần, ông Tiều, Hớn Minh.
+ Những nhân vật ấy đều là những người có nhân cách cao cả, có lòng tốt, sẵn sàng cứu giúp người khác trong cơn hoạn nạn.
+ Thông qua những nhân vật này, tác giả gửi gắm tư tưởng nhân đạo, niềm tin vào công lý và chính nghĩa, niềm tin vào tấm lòng nhân ái của con người trong cuộc sống.
Ý nghĩa - Nhận xét
- Qua đoạn trích, học sinh thấy được sự đối lập giữa thiện và ác, giữa nhân cách cao cả và những toan tính thấp hèn, thấy được thái độ quý trọng và niềm tin của tác giả đối với nhân dân lao động.
- Học sinh cảm nhận được những xúc cảm trong bài thơ thông qua ngôn ngữ thơ bình dị, dân dã.
Câu 1:
Truyện Lục Vân Tiên cũng như các truyện truyền thống trong văn học Việt Nam thường có kiểu kết cấu ước lệ, gần như đã thành khuôn mẫu. Người tốt thường gặp nhiều gian truân, trắc trở trên đường đời, bị kẻ xấu hãm hại, lừa lọc, nhưng họ vẫn được phù trợ, cưu mang (khi thì nhờ con người, khi thì nhờ các thế lực thần linh), để rồi cuối cùng đều nạn khỏi tai qua, được đền trả xứng đáng, kẻ xấu phải bị trừng trị. Đối với loại văn chương nhằm tuyên truyền đạo đức, kiểu kết cấu đó vừa phản ánh chân thực cuộc đời vốn đầy rẫy những sự bất công, vô lí, vừa nói lên khát vọng ngàn đời của nhân dân ta: ở hiền thì gặp lành, cái thiện bao giờ cũng thắng cái ác, chính nghĩa thắng gian tà.
Câu 2:
- Hình ảnh Lục Vân Tiên được khắc họa qua một mô típ quen thuộc ở truyện Nôm truyền thống: một chàng trai tài giỏi, cứu một cô gái thoát khỏi tình huống hiểm nghèo, rồi từ ân nghĩa đến tình yêu… như Thạch Sanh đánh đại bang, cứu công chúa Quỳnh Nga (Truyện Thạch Sanh). Mô típ kết cấu đó thường biểu hiện niềm mong ước của tác giả và cũng là của nhân dân. Trong thời buổi nhiễu nhương hỗn loạn này, người ta trông mong ở những người tài đức, dám ra tay cứu nạn giúp đời.
- Lục Vân Tiên là một nhân vật lí tưởng của tác phẩm (thể hiện lí tưởng thẩm mĩ của tác giả về con người trong cuộc sống đương thời…). Đây là một chàng trai vừa rời trường học bước vào đời (“tuổi vừa hai tám” tức là 16 tuổi), lòng đầy hăm hở, muốn lập công danh (“Danh tôi đặng rạng, tiếng thầy bay xa”), cũng mong thi thố tài năng cứu người, giúp đời. Gặp tình huống “bất bằng” này là một thử thách đầu tiên, cũng là một cơ hội hành động cho chàng .
Hành động đánh cướp trước hết bộc lộ tính cách anh hung, tài năng và tấm lòng vị nghĩa của Vân Tiên. Chàng chỉ có một mình, hai tay không trong khi bọn cướp đông người, gươm giáo đủ đầy, thanh thế lẫy lừng “Người đều sợ nó có tài khôn đương”. Vậy mà Vân Tiên vẫn bẻ cây làm gậy xông vô đánh cướp. Hình ảnh Vân Tiên trong trận đánh được miêu tả thật đẹp – vẻ đẹp của người dũng tướng cũng theo phong cách văn chương thời xưa nghĩa là so sánh với những mẫu hình lí tưởng như dũng tướng Triệu Tử Long mà người Việt Nam, đặc biệt là người Nam Bộ - vốn mê truyện Tam quốc – không mấy ai không thán phục. Hành động của Vân Tiên chứng tỏ cái đức của con người “vị nghĩa vong thân” (vì việc nghĩa quên thân mình), cái tài của bậc anh hùng và sức mạnh bênh vực kẻ yếu, chiến thắng những thế lực bạo tàn.
Thái độ cư xử với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp lại bộc lộ tư cách con người chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, cũng rất từ tâm, nhân hậu. Thấy hai cô gái còn chưa hết hãi hung, Vân Tiên “động lòng”, tìm cách an ủi họ “Ta đã trừ dòng lâu la” và ân cần hỏi han. Khi nghe họ nói muốn được lạy tạ ơn, Vân Tiên vội gạt đi ngay “Khoan khoan ngồi đó chớ ra”. Ở đây có phần câu nệ của lễ giáo (nam nữ thụ thụ bất thân – đàn ông và đàn bà xưa trao và nhận cái gì của nhau không được dùng tay mà trao, ý nói không được gần gũi, động chạm vào nhau), nhưng chủ yếu là do đức tính khiêm nhường của Vân Tiên “Làm ơn há dễ trông người trả ơn”. Chàng không muốn nhận cái lạy tạ ơn của hai cô gái, từ chối lời mời về thăm nhà của Nguyệt Nga để cha nàng đền đáp, và ở đoạn sau, từ chối nhận chiếc trâm vàng của nàng, chỉ cùng nhau xướng họa một bài thơ rồi thanh thản ra đi, không hề vấn vương. Dường như đối với Vân Tiên, làm việc nghĩa là một bổn phận, một lẽ tự nhiên, con người trọng nghĩa khinh tài ấy không coi đó là công trạng. Đó là cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp của các bậc anh hung hảo hán.
Với những nét tính cách đó, hình ảnh Lục Vân Tiên là một hình ảnh đẹp, hình ảnh lí tưởng mà Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm niềm tin và ước vọng của mình.
Câu 3:
Ở đoạn thơ này, hình ảnh Kiều Nguyệt Nga chỉ được biểu hiện qua những lời lẽ mà nàng giãi bày với Lục Vân Tiên.
- Trước hết, đó là lời lẽ của một cô gái khuê các, thùy mị, nết na, có học thức: cách xưng hô “quân tử”, “tiện thiếp” khiêm nhường; cách nói năng văn vẻ, dịu dàng, mực thước (“Làm con đâu dám cãi cha”, “Chút tôi liễu yếu đào thơ – Giữa đường lâm phải bụi dơ đã phần”), cách trình bày vấn đề rõ ràng, khúc chiết, vừa đáp ứng đầy đủ những điều thăm hỏi ân cần của Lục Vân Tiên, vừa thể hiện chân thành niềm cảm kích, xúc động của mình:
Trước xe quân tử tạm ngồi,
Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa.
- Nguyệt Nga là người chịu ơn, lại là một cái ơn trọng, không chỉ là ơn cứu mạng, mà còn cứu cả cuộc đời trong trắng của nàng (đối với người con gái, điều đó còn quý hơn tính mạng):
Lâm nguy chẳng gặp giải nguy,
Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi.
Nàng rất áy náy, băn khoăn tìm cách trả ơn chàng, dù hiểu rằng có đền đáp đến mấy cũng là chưa đủ:
Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi.
Bởi thế, cuối cùng nàng đã tự nguyện gắn bó cuộc đời với chàng trai khảng khái, hào hiệp đó, và đã dám liều mình để giữ trọn ân tình, thủy chung với chàng.
Nét đẹp tâm hồn đó đã làm cho hình ảnh Kiều Nguyệt Nga chinh phục được tình cảm yêu mến của nhân dân, những con người bao giờ cũng rất xem trọng ơn nghĩa “Ơn ai một chút chẳng quên”.
Câu 4:
Khi miêu tả nhân vật, tác giả ít chú ý khắc họa chân dung ngoại hình, càng ít đi sâu vào diễn biến nội tâm. Lục Vân Tiên trước đoạn trích này cũng chỉ được giới thiệu bằng vài nét ước lệ: “con hiền”, “tuổi vừa hai tám”, tài năng thì: “Văn đà khởi phụng đằng giao – Võ thêm ba lược, sáu thao ai bì”, còn Kiều Nguyệt Nga: “Con ai vóc ngọc mình vàng – Má đào mày liễu dung nhan lạnh lùng”. Nhân vật ở đây thường được đặt trong những mối quan hệ xã hội, trong những tình huống, những xung đột của đời sống rồi bằng hành động, cử chỉ, lời nói của mình, nhân vật tự bộc lộ tính cách và chiếm lĩnh tình cảm yêu hay ghét của người đọc, người nghe. Thêm vào đó, nhiệt tình ngợi ca hay phê phán của tác giả cũng làm cho nhân vật trở nên sống động, để lại những ấn tượng khó quên.
Câu 5:
- Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường và mang màu sắc địa phương Nam Bộ. Nó có phần thiếu trau chuốt, uyển chuyển nhưng lại phù hợp với ngôn ngữ người kể chuyện, rất tự nhiên, dễ đi vào quần chúng.
- Ngôn ngữ thơ đa dạng, phù hợp với diễn biến tình tiết. Ở đoạn thơ đầu có thể phân tích những lời đối thoại giữa không khí cuộc chiến đang sôi sục, một bên là lời Vân Tiên đầy phẫn nộ, một bên là lời tên tướng cướp hống hách, kiêu căng. Đến đoạn đối thoại giữa Vân Tiên và Nguyệt Nga thì lời lẽ mềm mỏng, xúc động, chân thành.
-----------------------HẾT-----------------------
Cảnh ngày xuân là bài học nổi bật trong Bài 6 của chương trình học theo SGK Ngữ Văn 9, học sinh cần Soạn bài Cảnh ngày xuân, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK