a) Nhà thơ Cô-ba-y-a-si Ít-sa là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thơ hai-cư Nhật Bản.
b) Đề tài, chủ đề, cảm hứng cũng như nội dung của các bài thơ hai-cư rất đa dạng, khác nhau.
c) Bài thơ "Thu hứng" là một trong những thi phẩm nổi tiếng của Đỗ Phủ.
d) Nhà thơ đã mượn trí tưởng tượng của mình để tái hiện bằng ngôn từ một khung cảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống.
e) Được sinh ra trong một gia đình tri thức, từ nhỏ, nhà văn X đã là một cậu bé say mê đọc sách.
g) Bài thơ "Mùa xuân chín" của Hàn Mặc Tử kết lại bằng hình ảnh của nhân vật trữ tình - người phụ nữ nhọc nhằn gánh thóc trên bãi cát trắng.
h) Hình ảnh hoa triêu nhan vướng dây gàu khiến nhân vật trữ tình trong bài thơ của Chi-ô rất ư bất ngờ.
* Trả lời:
a) Lỗi lặp từ: "nhà thơ".
=> Sửa lỗi: Cô-ba-y-a-si Ít-sa là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thơ hai-cư Nhật Bản.
b) Lỗi lặp từ đồng nghĩa: "đa dạng", "khác nhau" là hai từ đồng nghĩa. Đề tài, chủ đề, cảm hứng đều là các thuật ngữ được bao gộp trong "nội dung".
=> Sửa lỗi: Đề tài, chủ đề, cảm hứng của các bài thơ hai-cư rất đa dạng./ Nội dung của các bài thơ hai-cư rất đa dạng.
c) Lỗi lặp từ đồng nghĩa: "bài thơ" và "thi phẩm"
=> Sửa lỗi: "Thu hứng" là một trong những thi phẩm nổi tiếng của Đỗ Phủ.
d) Lỗi dùng từ không đúng nghĩa: "mượn".
=> Sửa lỗi: Nhà thơ đã dùng trí tưởng tượng của mình để tái hiện bằng ngôn từ một khung cảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống.
e) Lỗi dùng từ không đúng nghĩa: "tri thức"
=> Sửa lỗi: Được sinh ra trong một gia đình trí thức, từ nhỏ, nhà văn X đã là một cậu bé say mê đọc sách.
g) Lỗi dùng từ không đúng nghĩa: Hình ảnh người phụ nữ gánh thóc kết lại bài "Mùa xuân chín" là đối tượng trữ tình, không phải nhân vật trữ tình.
=> Sửa lỗi: Bài thơ "Mùa xuân chín" của Hàn Mặc Tử kết thúc bằng hình ảnh người phụ nữ nhọc nhằn gánh thóc trên bãi cát trắng.
h) Lỗi dùng từ không đúng phong cách ngôn ngữ của kiểu, loại văn bản: "ư"
=> Sửa lỗi: Hình ảnh hoa triêu nhan vướng dây gàu khiến nhân vật trữ tình trong bài thơ của Chi-ô rất bất ngờ.
a) Một bộ phận độc giả đông đảo đã không cảm nhận được cái mới ngay trong thơ Hàn Mặc Tử.
b) Là thể thơ ngắn nhất thế giới, hai-cư được xem như một "đặc sản" của văn chương Nhật Bản.
c) Nói chung, người đọc thơ trữ tình cần quan tâm đến mạch sự kiện hơn là mạch cảm xúc của bài thơ.
d) Rất nhiều hình ảnh đời thường xuất hiện trong thơ hai-cư Nhật Bản.
e) Thơ Đường luật mặc dù chặt chẽ bố cục nhưng vẫn có những khoảng trống liên tưởng khơi gợi.
g) Điều làm thích thú người đọc ở bài thơ này là cách độc đáo gieo vần.
h) Trong bài thơ "Tiếng thu", đóng vai trò quan trọng là các từ láy tượng thanh.
i) Nhà thơ cho phép thơ lãng mạn giải phóng cảm xúc của mình một cách rất phóng khoáng.
* Trả lời:
Trường hợp được xem là mắc lỗi về trật tự từ là các câu: a), c), e), g), h), i).
a) Sửa lỗi: Một bộ phận đông đảo độc giả đã không cảm nhận ngay được cái mới trong thơ Hàn Mặc Tử.
c) Sửa lỗi: Nói chung, người đọc thơ trữ tình cần quan tâm đến mạch cảm xúc hơn là mạch sự kiện của bài thơ.
e) Sửa lỗi: Mặc dù bố cục thơ Đường luật chặt chẽ nhưng vẫn có những khoảng trống liên tưởng khơi gợi.
g) Sửa lỗi: Điều làm người đọc thích thú ở bài thơ này là cách gieo vần độc đáo
h) Sửa lỗi: Trong bài thơ "Tiếng thu", các từ láy tượng thanh đóng vai trò quan trọng.
i) Sửa lỗi: Nhà thơ lãng mạn cho phép thơ giải phóng cảm xúc của mình một cách rất phóng khoáng.
Học sinh xem lại và chỉnh sửa bài viết.
* Gợi ý:
Qua tác phẩm được giới thiệu trong bài "Vẻ đẹp của thơ ca", điều làm em thấy thú vị, hấp dẫn khi đọc thơ là nhịp điệu của thơ. Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ giàu nhạc điệu, nó không chỉ là sự hòa thanh về mặt kí hiệu của ngôn từ mà hơn hết nhịp điệu thơ đến từ cảm xúc, nỗi lòng của thi nhân trước hiện thực của cuộc sống. Nhịp điệu của thơ được tạo nên bởi cách gieo vần, dấu câu, luật bằng trắc, tiết tấu, từ láy, từ tượng hình, tượng âm. Chính vì vậy, ngôn ngữ thơ rất phong phú về tiết tấu, nhịp điệu, là ngôn ngữ giàu tính nhạc nhất trong số ngôn ngữ thuộc thể loại văn chương. Nhịp điệu thơ còn giúp người đọc có thể khám phá ra mạch cảm xúc của nhà văn, từ đó hiểu thêm về chủ đề, tư tưởng của tác phẩm mà nhà văn đề cập đến trong văn bản thơ.
- Lỗi dùng từ không đúng ngữ nghĩa trong câu cuối: "nhà văn".
=> Sửa lại: Nhịp điệu thơ còn giúp người đọc có thể khám phá ra mạch cảm xúc của bài thơ, từ đó hiểu thêm về chủ đề, tư tưởng của tác phẩm mà thi nhân đề cập đến trong văn bản.
Học sinh tự sưu tầm các trường hợp vi phạm lỗi dùng từ và trật tự từ trong một số văn bản báo chí và tự đưa ra phương án sửa chữa.
* Gợi ý:
- Lỗi lặp từ gần nghĩa: "khiến", "giúp"
"Đồng euro giảm trên lý thuyết sẽ khiến giúp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ tại châu Âu, từ đó kích thích kinh tế tăng trưởng."
(Báo VnExpress, Điều gì sẽ xảy ra khi euro ngang giá USD)
=> Sửa lỗi: Đồng euro giảm trên lý thuyết sẽ giúp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ tại châu Âu, từ đó kích thích kinh tế tăng trưởng.
- Lỗi trật tự từ:
"MV mở đầu bằng cảnh rừng núi bạt ngàn ở Hà Giang với SlimV xuất hiện, thưởng ngoạn phong cảnh trên chiếc xe đạp, rồi gặp gỡ những người dân vùng cao."
(Kênh 14, Ca khúc SpaceSpeakers làm cho hãng hàng không nhận ý kiến trái chiều: "Bài này ru ngủ khách đúng không?")
=> Sửa lỗi: MV mở đầu bằng cảnh rừng núi bạt ngàn ở Hà Giang với sự xuất hiện của SlimV đang thưởng ngoạn phong cảnh trên chiếc xe đạp, rồi gặp gỡ những người dân vùng cao.
Hi vọng qua bài soạn trên, các em có thể trau dồi thêm kĩ năng phát hiện và sửa lỗi dùng từ, trật tự từ trong câu. Bên cạnh đó, em hãy tham khảo bài viết văn mẫu lớp 10 khác như:
- Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ, Ngữ văn lớp 10, Kết nối tri thức với cuộc sống
- Soạn bài Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm thơ, Ngữ văn lớp 10, Kết nối tri thức với cuộc sống