Soạn bài Kể lại một truyện ngụ ngôn ngắn nhất, Ngữ văn 7 - KNTT

Soạn bài Nói và nghe: Kể lại một truyện ngụ ngônNgữ văn 7 - Kết nối tri thức

Soạn bài Kể lại một truyện ngụ ngôn ngắn gọn


Các bước luyện tập thực hành nói và nghe:

1. Trước khi nói:
a, Chuẩn bị:
- Học sinh lựa chọn truyện ngụ ngôn bản thân yêu thích.
- Nắm chắc cốt truyện, nhân vật và trình tự các sự việc.
b, Tập luyện:
Học sinh tìm ý cho bài nói bằng cách trả lời các câu hỏi:
- Truyện ngụ ngôn đó kể về nhân vật nào, sự việc gì?
- Những sự việc đó xảy ra như thế nào?
- Kết quả của sự việc là gì?
- Qua những sự việc đó, ta có thể rút ra bài học gì?
2. Trình bày nói:
- Người nói:
+ Kể lại câu chuyện mà mình lựa chọn một cách sinh động, rõ ràng, mạch lạc.
+ Sử dụng điệu bộ, cử chỉ linh hoạt, phù hợp để phụ trợ cho câu chuyện.
+ Có thể kể chuyện một cách sáng tạo nhưng không được làm sai lệch nội dung câu chuyện.
+ Tương tác với người nghe.
- Người nghe:
+ Chú ý lắng nghe và tương tác với người nói.
+ Ghi chú lại những điều quan trọng, những vấn đề cần trao đổi.
+ Có thái độ tôn trọng người nói.
3. Sau khi nói:
- Trong vai trò là người nói:
+ Lắng nghe những ý kiến đóng góp của giáo viên và các bạn.
+ Xem xét và chỉnh sửa bài nói, rút kinh nghiệm cho bản thân.
- Trong vai trò là người nghe:
+ Nhận xét những ưu điểm trong bài nói của bạn.
+ Nêu những góp ý một cách tích cực nếu bạn cần sửa đổi ở một điểm nào đó.
+ Đưa ra những câu hỏi, thắc mắc (nếu có).

Soạn bài Kể lại một truyện ngụ ngôn ngắn nhất, Ngữ văn 7 - KNTT

Đề bài: Em đã được học, được đọc về truyện ngụ ngôn. Hẳn nhiều truyện đã đưa lại cho em ấn tượng sâu sắc vì bài học rút ra từ đó rất gần gũi, thiết thực. Em hãy kể lại một truyện ngụ ngôn, nêu ý nghĩa của câu chuyện và chia sẻ cảm xúc của mình.


I. Dàn ý kể lại một truyện ngụ ngôn

1. Mở đầu:
- Giới thiệu sơ lược bản thân.
- Giới thiệu truyện ngụ ngôn mà em sẽ kể lại.
2. Nội dung chính:
- Kể lại câu chuyện ngụ ngôn đó lần lượt theo từng sự kiện.
- Nêu cảm nhận của em ý nghĩa mà câu chuyện mang lại.
- Liên hệ thực tế.
3. Kết luận:
- Nhấn mạnh lại cảm nhận của em về truyện ngụ ngôn đã chọn.
- Khẳng định giá trị bài học mà câu chuyện đó mang lại.


II. Bài nói mẫu: Kể lại một truyện ngụ ngôn

Xin chào cô và các bạn!

Với đề kể lại một truyện ngụ ngôn, mình xin phép giới thiệu đến cô và các bạn một câu chuyện hết sức ý nghĩa. Đó chính là truyện "Gió và Mặt trời". Mong cô và các bạn chú ý lắng nghe!

Chuyện kể rằng khi ấy, Gió và Mặt trời đang cãi nhau rất kịch liệt. Ai cũng tự nhận mình giỏi hơn, mạnh hơn người còn lại. Tình cờ lúc đó có một con người đi bộ ngang qua. Vậy là Gió cùng Mặt trời đã quyết định thi với nhau xem ai có thể khiến người đi bộ kia cởi chiếc áo khoác ra trước. Người nào thắng cuộc chính là kẻ mạnh hơn.

Cuộc thi bắt đầu. Gió là người ra tay trước. Nó cố gắng thổi mạnh hết sức mình. Từng cơn gió ồ ạt thi nhau tấn công thân hình của người đi bộ. Nhưng Gió thổi càng to thì người ấy lại càng giữ chặt lấy áo khoác của mình, khiến phần chơi phải đổi sang cho Mặt trời. Đến lượt mình, Mặt trời nhẹ nhàng gửi xuống mặt đất những tia nắng ấm áp, êm dịu. Chúng như đang ôm ấp, vỗ về người đi bộ, khiến anh ta cảm thấy vô cùng thoải mái và từ từ cởi chiếc áo khoác ngoài của mình ra. Nhờ có vậy, Mặt trời trở thành người chiến thắng.

Qua câu chuyện ngụ ngôn trên, ta nhận ra một bài học rất quý giá. Bạo lực không phải cách để giải quyết vấn đề. Ta cần phải luôn luôn giữ sự bình tĩnh cho bản thân mình và xử lí vấn đề đó một cách thông minh. Trên thực tế, nếu ta cần ở người khác điều gì đó, ta phải dùng sự bình tĩnh, lí trí, ấm áp của mình để lay động người ta chứ không phải sử dụng bạo lực. Câu chuyện chính là phép ẩn dụ cho việc lòng tốt, tình yêu thương sẽ chiến thắng những cái xấu xa, tàn bạo.

Có thể nói, câu chuyện này tuy ngắn gọn nhưng lại vô cùng súc tích. Tác giả đã sử dụng những hình ảnh quen thuộc, gần gũi, từ đó giúp người đọc dễ dàng tiếp cận bài học. Vậy nên hôm nay mình muốn chia sẻ truyện ngụ ngôn Gió và Mặt trời này đến các bạn. Mong rằng cả lớp cũng sẽ yêu thích nó giống như mình!

Trên đây là phần trình bày của mình về chủ đề kể lại một truyện ngụ ngôn. Rất mong sẽ nhận được những góp ý của cô và các bạn để bài của mình có thể được hoàn thiện hơn. Cảm ơn mọi người rất nhiều!

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Để kể lại được một truyện ngụ ngôn, em cần nắm vững cốt truyện, nhân vật và những ý nghĩa mà truyện mang lại. Với việc kể chuyện, em nên sử dụng giọng điệu, cử chỉ thật sinh động để có thể giúp bài nói của mình thêm hấp dẫn và cuốn hút nhé. Taimienphi.vn còn rất nhiều những bài văn mẫu lớp 7 khác để em tham khảo:
- Trình bày ý kiến tán thành về một vấn đề trong đời sống
- Soạn bài Một số câu tục ngữ Việt Nam
- Soạn bài Con hổ có nghĩa

Chúng ta đã được làm quen với thể loại truyện ngụ ngôn trong những bài học trước đó. Vậy bây giờ, hãy cùng tham khảo bài soạn Nói và nghe: Kể lại một truyện ngụ ngôn, trang 21, Ngữ văn 7, Kết nối tri thức, học kì II để biết cách kể lại một câu chuyện sao cho hấp dẫn, thú vị nhé!
Link tải Sách giáo khoa lớp 4 Kết nối tri thức PDF
Giải bài tập trang 65 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Toán lớp 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống

ĐỌC NHIỀU