* Gợi ý trả lời các câu hỏi:
Câu hỏi 1 trang 22 Sgk Ngữ văn 7 - tập 2:
Câu hỏi 2 trang 22 Sgk Ngữ văn 7 - tập 2:
1. Gợi ý một vài câu tục ngữ theo chủ đề thiên nhiên và lao động sản xuất:
- "Ăn kĩ no lâu, cày sâu lúa tốt".
- "Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên".
- "Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm".
- "Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa".
- "Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân".
...
2. Gợi ý một vài câu tục ngữ theo chủ đề con người và xã hội:
- "Ăn trông nồi, ngồi trông hướng".
- "Bán anh em xa, mua láng giềng gần".
- "Có công mài sắt, có ngày nên kim".
- "Có thực mới vực được đạo".
- "Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy".
- "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng".
...
Câu hỏi 3 trang 23 Sgk Ngữ văn 7 - tập 2:
Đoạn văn mẫu:
Truyện ngụ ngôn, thành ngữ và tục ngữ đều là những thể loại tiêu biểu của văn học dân gian, đem đến cho con người rất nhiều bài học quý giá. Ta rút ra bài học về việc sống có chính kiến qua truyện "Đẽo cày giữa đường", về việc không nên kiêu căng qua "Con mối và con kiến" hay cả sự thâm tình, biết báo đáp những người có ơn qua "Con hổ có nghĩa". Đây đều là các bài học ý nghĩa, được tái hiện vô cùng giản dị, gần gũi, giúp người đọc dễ dàng đón nhận và tiếp thu. Từ đó, người đọc có thể rèn luyện cho mình thói quen, đức tính tốt đẹp. Đến với một số câu thành ngữ, tục ngữ ngắn gọn, súc tích, ta cũng thấy vô vàn kinh nghiệm, giá trị đạo đức được ông cha tích lũy và truyền lại. Đó có thể là những quan sát và dự báo các hiện tượng tự nhiên dựa trên sự thay đổi của các loài động - thực vật, cũng có thể là bài học, chỉ dẫn trong lao động sản xuất. Nó còn là lẽ sống, chiêm nghiệm về tình cảm gia đình, tôn sư trọng đạo, tinh thần đoàn kết,... Những bài học đó cùng mang lại giá trị vững bền, giúp con người ngày một hoàn thiện và phát triển hơn.
Câu hỏi 4 trang 23 Sgk Ngữ văn 7 - tập 2:
Bài kể mẫu:
Ngày còn bé, mỗi lần về quê, em đều được nghe bà kể những câu chuyện cổ tích, ngụ ngôn đầy ý nghĩa. Trong số đó, em có nhớ nhất là câu chuyện "Thầy bói xem voi".
Truyện kể lại rằng ngày xưa, có năm ông thầy bói mù chưa từng được biết con voi như nào. Một lần nghe có voi đi qua, bọn họ liền chung tiền biếu người quản voi, xin cho voi dừng lại để cùng xem. Do không thể nhìn thấy nên họ dùng tay để sờ và cảm nhận, mô tả lại. Tuy nhiên, mỗi ông lại sờ một bộ phận của con voi: tai, vòi, ngà, chân và đuôi, thành ra mỗi người nói một kiểu. Họ lần lượt trình bày ý kiến, so sánh con voi với cái quạt thóc, con đỉa, cái đòn càn, cái cột đình và cuối cùng là cái chổi xể cùn. Tất cả bọn họ đều sai, thế nhưng không ai chịu nhường ai, mỗi người một ý, thành ra xô xát nhau đến sứt đầu mẻ trán.
Từ câu chuyện ấy, người xưa đúc kết ra câu thành ngữ "Thầy bói xem voi", dùng để chỉ những con người có cái nhìn phiến diện, bảo thủ, cố chấp, luôn coi là mình đúng. Họ chỉ thấy phần nhỏ của vấn đề, mất đi cái nhìn toàn cảnh nhưng đã vội vã đưa ra quyết định, khiến cho sự việc thành ra "chín người mười ý". Chính vì vậy, để có thể giải quyết vấn đề một cách triệt để nhất, ta cần nhìn nhận nó ở nhiều khía cạnh, sử dụng góc nhìn toàn cảnh chứ không nên vì một chi tiết mà đoán định tất cả.
Có thể nói, truyện ngụ ngôn "Thầy bói xem voi" vừa gửi gắm một câu chuyện châm biếm hài hước, vừa đem lại bài học đáng quý cho chúng ta.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Các thể loại văn học dân gian với cách truyền tải dung dị mà hàm súc đã đem tới cho chúng ta biết bao bài học ý nghĩa. Hãy cùng tham khảo thêm những bài văn mẫu lớp 7 khác tại Taimienphi.vn nhé:
- Trình bày ý kiến tán thành về một vấn đề trong đời sống
- Soạn bài Kể lại một truyện ngụ ngôn
- Soạn bài Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến
- Soạn bài Con hổ có nghĩa