Câu hỏi 1 (trang 103, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
Câu hỏi 2 (trang 103, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
* Một số bài thơ về đất nước Việt Nam:
+ "Đất nước" - Nguyễn Khoa Điềm.
+ "Đất nước" - Nguyễn Đình Thi.
+ "Việt Nam quê hương ta" - Nguyễn Đình Thi.
+ "Quê hương" - Nguyễn Đình Huân.
* Nhận xét về nét độc đáo của bài thơ "Đất nước" - Nguyễn Đình Thi:
- Từ ngữ:
+ Khắc họa thiên nhiên: "xao xác", "phấp phới", "thiết tha", "thơm mát", "bát ngát", "đỏ nặng phù sa",...
+ Khắc họa năm tháng đau thương: "chảy máu", "đâm nát",...
+ Khắc họa con người Việt Nam: "đứng lên", "cháy rực", "bát ngát", "đứng dậy",...
- Hình ảnh:
+ Mùa thu Hà Nội: hương cốm, hơi may.
+ Những năm chiến tranh đau thương: những cánh đồng quê chảy máu, dây thép gai đâm nát trời chiều, bát cơm chan đầy nước mắt, đứa đè cổ, đứa lột da.
+ Người Việt Nam kiên cường bất khuất: "Ôm đất nước những người áo vải/ Đã đứng lên thành những anh hùng", "Mỗi bước đường mỗi bước hy sinh/ Trán cháy rực nghĩ trời đất mới/ Lòng ta bát ngát ánh bình minh".
- Biện pháp tu từ đặc sắc:
+ Điệp ngữ "Những cánh đồng thơm ngát/ Những ngả đường bát ngát/ Những dòng sông đỏ nặng phù sa",...
+ Nhân hóa: "Ôi những cánh đồng quê chảy máu/ Dây thép gai đâm nát trời chiều".
+ So sánh: "Người lên như nước vỡ bờ".
=> Tác giả đã sử dụng những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ độc đáo nhằm khắc họa hình ảnh đất nước trong những năm tháng tự do và nhắc nhở về những năm tháng đau thương cùng sự kiên cường, bất khuất của người dân Việt Nam. Qua đó, nhà thơ bộc lộ tình yêu quê hương đất nước sâu sắc.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Bằng việc hệ thống hóa lại kiến thức, em sẽ nắm vững đặc sắc trong nội dung và hình thức nghệ thuật của các bài thơ. Em hãy chăm chỉ củng cố, mở rộng bài học để bồi dưỡng, tích lũy cho mình những tri thức quý báu nhé! Đừng quên tham khảo bài soạn, văn mẫu lớp 7 khác:
- Soạn bài Thực hành đọc: Chiều biên giới
- Phân tích nhân vật thầy Ha-men trong Buổi học cuối cùng