Soạn bài Con đường không chọn ngắn nhất, Ngữ văn 10 - KNTT

Soạn bài Con đường không chọn ngắn nhất, Ngữ văn 10 - KNTT

Soạn bài Con đường không chọn ngắn gọn, Ngữ văn 10 - KNTT
 

I. Trong văn bản

*Gợi ý trả lời câu hỏi trong văn bản:

1. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai và đang đứng trước tình huống nào?

- Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người lữ hành.

- Người lữ hành đang đứng trước con đường rẽ làm đôi và phải chọn một lối để đi tiếp.

2. Trong ba khổ đầu của bài thơ, hai lối rẽ được miêu tả như thế nào?

- Hai lối rẽ được miêu tả ở giữa khu rừng lá vàng - hai con đường lá rơi đầy:

+ Một lối rẽ trải dài khuất dạng sau bụi cây.

+ Lối rẽ còn lại cỏ rậm trên mặt đường.

3. Nhân vật trữ tình đã lựa chọn lối rẽ nào?

- Nhân vật trữ tình đã lựa chọn lối mòn ít có ai đi.

Soạn bài Con đường không chọn ngắn nhất, Ngữ văn 10 - KNTT
 

II. Sau văn bản đọc

* Gợi ý trả lời câu hỏi sau văn bản đọc:

Câu hỏi 1 trang 106, SGK Ngữ văn 10 - tập 2:

- Ẩn dụ "con đường" gợi cho em nghĩ đến hành trình trên bước đường đời của mỗi người.

- Ẩn dụ "lối rẽ" là tượng trưng cho những lựa chọn của mỗi người.

Câu hỏi 2 trang 106, SGK Ngữ văn 10 - tập 2:

- Rô-bớt Phờ-rót đặt nhan đề bài thơ là "Con đường không chọn" mà không phải là "Con đường tôi chọn" hay "Con đường ít người đi" bởi vì:

+ Tạo ấn tượng cho người đọc ngay từ nhan đề.

+ Nhằm vào trạng thái tâm lí thường thấy ở con người: nuối tiếc, trăn trở trước những gì mà bản thân không chọn.

Câu hỏi 3 trang 106, SGK Ngữ văn 10 - tập 2:

- Hai lối rẽ trong rừng đều là hai lối đi đầy cỏ rậm.

- Chính điều đó mà nhân vật trữ tình trong bài thơ cảm thấy khó khăn khi phải chọn một trong hai lối rẽ.

Câu hỏi 4 trang 106, SGK Ngữ văn - tập 2:

- Nhân vật trữ tình không thể chọn hai lối rẽ cùng lúc nhưng anh ta phải chọn lựa một lối rẽ. Bởi vì:

+ Người lữ hành đang trên hành trình khám phá những điều mới mẻ vậy nên cần phải lựa chọn một con đường để tiếp tục hành trình khám phá của mình.

+ Nếu từ bỏ lựa chọn, anh ta sẽ mãi giậm chân tại chỗ.

Câu hỏi 5 trang 106, SGK Ngữ văn 10 - tập 2:

- Theo em, nhân vật trữ tình không thực sự tin rằng lối rẽ đó sẽ tốt hơn. Bởi vì:

+ Anh ta đã tưởng tượng đến việc "Tôi sẽ kể chuyện này trong một tiếng thở dài". "Tiếng thở dài" phải chăng chính là sự băn khoăn, tiếc nuối về con đường mình đã chọn. Hơn nữa, con đường ấy chưa được khám phá nên không thể biết trước nó sẽ như thế nào.

Câu hỏi 6 trang 106, SGK Ngữ văn 10 - tập 2:

- Em đồng cảm với trạng thái do dự, phân vân của nhân vật trữ tình xuyên suốt bài thơ. Vì:

+ Khi đứng trước nhiều ngã rẽ ai cũng phải dừng lại do dự, suy nghĩ nên lựa chọn như thế nào.

+ Lựa chọn là một vấn đề rất khó khăn. Không phải lúc nào lựa chọn của mình cũng là đúng đắn.

Câu hỏi 7 trang 106, SGK Ngữ văn 10 - tập 2:

Thông điệp trong bài thơ có ý nghĩa đối với em là: khi đứng trước ngã rẽ ta cần dũng cảm đưa ra lựa chọn. Lựa chọn không bao giờ là dễ dàng. Có lẽ, đôi khi những lựa chọn ta đưa ra chưa chắc đã đưa mình đi đúng hướng. Nhưng thay vì dừng lại, ta hãy kiên trì đi tiếp. Dù khó khăn nhưng cuối cùng vẫn sẽ đến đích.

Kết nối đọc - viết

Từ bài thơ này, theo bạn, làm thế nào để chúng ta can đảm hơn trong những lựa chọn của mình trên hành trình trưởng thành? Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ ) để trả lời câu hỏi trên.

Trên hành trình trưởng thành, chắc hẳn, sẽ có rất nhiều lựa chọn đối với chúng ta. Vậy làm thế nào để chúng ta can đảm hơn trong những lựa chọn? Đôi khi, chúng ta cứ băn khoăn, lo lắng không biết nên làm gì. Chính những nỗi sợ hãi vô tình khiến ta bỏ lỡ nhiều cơ hội. Vậy nên, thay vì lo sợ thì mỗi người nên suy nghĩ một cách nghiêm túc. Hãy tự cảm nhân, lắng nghe trái tim và đưa ra quyết định. Đương nhiên, chúng ta cần phải chịu trách nhiệm về lựa chọn của bản thân. Dù cho quyết định ấy là đúng hay sai thì đều nên vẫn chấp nhận. Thất bại, vấp ngã cũng chính là bài học cho con người trưởng thành, hoàn thiện chính mình và bước tiếp. Có người đã từng nói "Đừng ngại thay đổi, bạn có thể mất một cái gì đó tốt nhưng có thể đạt được một cái gì đó tốt hơn". Vậy nên, chúng ta hãy cố gắng bước đi trên con đường mình đã lựa chọn.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Con đường không chọn là một bài thơ hay và ý nghĩa, hi vọng em sẽ tự rút ra cho mình nhiều bài học giá trị. Hãy thường xuyên ghé qua Taimienphi.vn để cập nhật các bài soạn văn mẫu lớp 10 khác nhé: Soạn bài Về chính chúng ta ngắn gọn, Soạn bài Một đời như kẻ tìm đường ... theo chương trình.

Chắc hẳn, trên con đường đời, sẽ có lúc ta cảm thấy khó khăn khi phải đứng giữa những lựa chọn. Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu một bài thơ viết về vấn đề này qua phần Soạn bài Con đường không chọn ngắn nhất trang 104, Ngữ văn 10, Kết nối tri thức, học kì II nhé!
Link tải Sách giáo khoa lớp 4 Kết nối tri thức PDF
Giải bài tập trang 65 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Toán lớp 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống

ĐỌC NHIỀU