Soạn bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

I. HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Bài này SGK chỉ ghi bản dịch thơ mà không có phần phiên âm chữ Hán và phần dịch nghĩa như các bài khác (có lẽ vì dài). Vì vậy, các em cần đọc nhiều lần bản dịch thơ để có một cảm nhận ban đầu trước khi đi vào tìm hiểu tác phẩm (kết hợp với việc đọc kĩ chú thích (%) để hiểu về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ).

1. Tìm hiểu và phân tích bố cục bài thơ
Các em trao đổi với nhau về hai phương án của bố cục bài thơ: gồm 4 phần theo như cách in bài thơ hoặc gồm 2 phần (phần đầu gồm 3 đoạn 1, 2, 3).
Gợi ý: Đứng về phương diện phân biệt phương thức biểu đạt, cách chia sau có điểm hợp lí của nó: 18 câu trên đã tạo ra một cái nền chung, vững chắc cho ước mơ cao cả, tư tưởng nhân đạo sâu sắc được thể hiện trực tiếp ở cuối bài. Và để diễn đạt ước mơ cao cả đó, các câu thơ trong đoạn cuối phải kéo dài ra. Sau hai đoạn thơ gieo vần trắc để nói. lên những nỗi khổ cực, ấm ức, dằn vặt, ở đây tác giả đã sử dụng luôn một lần bằng ở ba câu liền gian, hoan, bàn).

2.Tìm hiểu phương thức biểu đạt qua các phần của bài thơ (với giả định là bài thơ gồm hai phần: phần 1: 18 câu đầu, phần 2: 5 câu cuối bài).

Nhận xét: Phương thức biểu đạt của bài thơ phong phú và đa dạng đã góp phần quan trọng trong việc ghi lại cái hiện thực đau xót (căn nhà bị gió thu phá) và bộc lộ tình cảm, tư tưởng của nhà thơ trước hiện thực đó. Phần 1 (hiện thực) nên chủ yếu dùng phương thức miêu tả, tự sự và miêu tả kết hợp tự sự để biểu cảm (cũng có biểu cảm trực tiếp); phần 2 (ước mơ) thì chủ yếu dùng biểu cảm trực tiếp.

3. Những nỗi khổ của nhà thơ đã được nói đến trong bài thơ
Phần đầu bài thơ đã dựng lên một bức tranh hiện thực với nỗi khổ nhiều bề của nhà thơ khí căn nhà tranh bị gió thu phá nát. Bao nhiêu nỗi khổ dồn dập tập kích nhà thơ: ướt, lạnh, con quậy phá, lo lắng vì loạn lạc. Nỗi khổ nào cũng được miêu tả một cách sinh động, vừa có những nét phác họa khái quát, vừa có những chi tiết cụ thể. Đó là điều ít thấy trong thơ ca cổ. "Từ trải cơn loạn ít ngủ nghê" là một nét điểm xuyết làm cho nỗi khổ của Đỗ Phủ được nhân lên gấp bội. Dựa vào những điều này, các em chứng minh cụ thể qua phần đầu của bài thơ).

4. Tình cảm cao quý của nhà thơ được biểu hiện qua phần cuối
Đây là linh hồn, điểm sáng của bài thơ. Vì vậy, nếu không có năm Nàng thơ cuối thì ý nghĩa, giá trị biểu cảm của bài thơ sẽ giảm đi nhiều, bài thơ chỉ còn lại một bức tranh hiện thực mà dường như tình cảm chưa được bộc lộ hết, tư tưởng chưa được tỏa sáng, nâng cao trong tác phẩm. Phần này đã tiếp nối một cách tự nhiên, lôgic như một quy luật tất yếu của tình cảm thi nhân: Từ sự đau khổ tột cùng đã vút lên ước mơ cao cả. Có thể thấy điều đó như sau:
- Ba câu đầu: Ước mơ cao cả chan chứa lòng vị tha (vì chỉ nghĩ đến người khác) và tinh thần nhân đạo (ước mong cho mọi người được hân hoan, vui sướng). Ước mơ tuy mang màu sắc ảo tưởng song rất đẹp đẽ và vẫn bắt nguồn từ cuộc sống: vì căn nhà bị phá nát nên nhà thơ mới ước mơ có căn nhà muôn ngàn gian.
- Hai câu cuối: Ước mơ sẽ kém phần cao cả nếu không có hai câu này, ở đây lòng vị tha đã đạt đến mức xả thân, sẵn sàng hi sinh vì hạnh phúc chung. Với cụm từ "Riêng lều ta nát", nhà thơ không chỉ thể hiện tinh thần xả thân mà còn quay lại chủ đề của bài thơ, làm cho bố cục trở nên hoàn chỉnh, chặt chẽ. (Các em đọc thêm lời bình của Hoắc Tùng Lâm trong SGK để hiểu thêm về ước mơ này).

II. LUYỆN TẬP
1. Đọc diễn cảm hai phần cuối (tức từ câu Giây lát, gió lặng, mây tối mực đến hết). Phần trên đọc với giọng đau xót, cảm thông; phần dưới đọc với giọng hân hoan, vui sướng ở ba câu đầu và giọng sâu lắng ở hai câu cuối để diễn tả đúng nỗi lòng của nhà thơ.
2. Để viết được hai câu như vậy, các em cần đọc kĩ nhiều lần đoạn văn, suy nghĩ về nội dung của người viết, từ đó mà khái quát lại thành hai câu văn của mình.

Xem tiếp các bài soạn để học tốt môn Ngữ Văn lớp 7

- Soạn bài Từ đồng âm
- Soạn bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm


Các em hãy cùng tham khảo Soạn bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá để thấy được hoàn cảnh đáng thương của nhà thơ Đỗ Phủ khi ngôi nhà bị gió thu phá nát, cảm nhận được tình thương cao cả của nhà thơ khi ước mơ có ngôi nhà trăm gian cho những con người nghèo khổ.
Phân tích bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
Tấm lòng nhân ái của nhà thơ Đỗ Phủ trong Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
Giá trị hiện thực và nhân đạo trong bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
Dàn ý phân tích 5 câu thơ cuối bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
Dàn ý phân tích bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

ĐỌC NHIỀU