1. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề: tâm trạng nhân vật Thanh ở đoạn cuối của phần kết truyện.
2. Thân đoạn:
- Tâm trạng nhân vật Thanh ở đoạn cuối của truyện:
+ Cảm thấy nửa vui nửa buồn.
+ Nghĩ đến căn nhà thân thương và Nga.
3. Kết đoạn: Đánh giá về nhân vật.
Trong truyện "Dưới bóng hoàng lan", nhà văn Thạch Lam đã khắc họa chân thực cảnh nhân vật Thanh rời nhà để lên tỉnh. Sau khi dặn bác Nhân, Thanh bước ra khỏi cổng với tâm trạng lưu luyến, bâng khuâng. Anh cảm thấy cảm xúc trong mình lẫn lộn, phức tạp "nửa buồn mà lại nửa vui". Anh biết rằng ngôi nhà thân thương cùng cây hoàng lan ngát hương vẫn ở đó đợi anh trở về. Anh tin rằng "Nga sẽ vẫn đợi chàng, vẫn nhớ mong chàng như ngày trước". Bằng ngôn ngữ giản dị, hình ảnh gần gũi, lối kể giàu chất thơ, Thạch Lam đã giúp người đọc có những hình dung rõ nét về tâm trạng của nhân vật Thanh - một người con xa nhà. Qua đây, Thanh hiện lên với vẻ lãng mạn, thi vị.
Nhân vật Thanh trong truyện "Dưới bóng hoàng lan" là một con người tinh tế, lãng mạn và nhạy cảm. Điều này được thể hiện chân thực qua đoạn văn cuối phần kết truyện. Về thăm nhà trong một ngày rồi lại chia xa, phải chăng Thanh cũng có chút hụt hẫng, bịn rịn? Anh bước ra khỏi ngưỡng cổng mà lòng ngổn ngang nỗi niềm "nửa buồn mà lại nửa vui". Gặp lại những người thân yêu, chắc hẳn trong anh ngập tràn niềm vui, niềm hạnh phúc. Song, đối với người con xa nhà lâu như anh, một ngày ngắn ngủi là không đủ. Tuy luyến tiếc, bâng khuâng là vậy nhưng Thanh vẫn điềm tĩnh bước đi. Anh có niềm tin mãnh liệt rằng căn nhà vẫn ở đó đợi mình trở về. Người mình thương sẽ luôn "đợi chàng, vẫn nhớ mong chàng như ngày trước". Bằng lối kể chuyện đậm chất trữ tình, ngôn ngữ tinh tế, Thạch Lam đã khéo léo gợi ra tâm trạng của nhân vật Thanh - một con người giàu tình cảm, lãng mạn.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Các em có thể tham khảo thêm Phân tích nhân vật Thanh trong Dưới bóng hoàng lan, Cảm nhận bài Dưới bóng hoàng lan, Ý nghĩa nhan đề Dưới bóng hoàng lan... để có thể hiểu hơn bài học cũng như làm bài văn liên quan tới tác phẩm này dễ dàng hơn.
Trong truyện ngắn "Dưới bóng hoàng lan", nhân vật Thanh đã để lại cho em nhiều ấn tượng. Nhà văn Thạch Lam không chỉ tập trung khắc họa tình cảm bà cháu gắn bó mà còn khéo léo gợi nên tình yêu trong sáng giữa Thanh và Nga. Sau một ngày nghỉ ngơi bên người thân, Thanh lại phải lên đường đi tỉnh. Ra khỏi cổng nhà, anh cảm thấy trong lòng chất chứa bao tâm tư ngổn ngang "bước ra đi nửa buồn mà lại nửa vui". Phải chăng, anh buồn vì về thăm nhà chưa được lâu, nay lại chia xa? Song, xen lẫn với nỗi buồn mênh mang ấy lại là niềm vui, niềm hạnh phúc. Nghĩ đến căn nhà thân thương, nghĩ đến cô em gái tên Nga, Thanh luôn tin tưởng "Nga sẽ vẫn đợi chàng, vẫn nhớ mong chàng như trước". Bằng ngòi bút tài hoa cùng tâm hồn tinh tế, Thạch Lam đã thành công trong việc diễn tả tâm trạng nhân vật Thanh - một chàng trai nhạy cảm, lãng mạn và giàu tình cảm.
Với ngôn từ tinh tế, giọng văn nhẹ nhàng, lời kể đậm chất trữ tình, Thạch Lam đã giúp người đọc hiểu hơn về tâm trạng của nhân vật Thanh trong "Dưới bóng hoàng lan". Ở đoạn cuối của phần kết truyện, Thanh tạm biệt gia đình để lên tỉnh tiếp tục công việc. Sau một ngày về thăm nhà chóng vánh, anh bước ra đi mà trong lòng nặng nỗi niềm "nửa buồn mà lại nửa vui". Buồn vì phải xa nhà, vui vì được gặp lại người thân sau bao năm xa cách. Có thể thấy, đây là tâm trạng thường thấy ở những người con xa nhà lâu năm. Ngoài ra, việc Thanh nghĩ đến ngôi nhà và cô Nga cũng cho thấy gia đình luôn giữ vị trí quan trọng trái tim anh. Thanh biết rằng căn nhà sẽ mãi là "nơi mát mẻ và sung sướng để chàng thường về nghỉ sau việc làm" và "Nga sẽ vẫn đợi chàng, vẫn nhớ mong chàng như ngày trước". Lúc này đây, trong Thanh trào dâng cảm xúc lưu luyến, bịn rịn cùng niềm tin, niềm mong chờ.
Ở đoạn cuối của phần kết truyện "Dưới bóng hoàng lan" - Thạch Lam, nhân vật Thanh tạm biệt gia đình để lên tỉnh làm việc với tâm trạng lưu luyến, bâng khuâng. Anh bước đi mà lòng vẫn hướng về ngôi nhà, người thân. Lúc này, trong anh là sự đan xen giữa vui và buồn "bước ra đi mà lại nửa vui nửa buồn". Sau hai năm xa nhà, cuối cùng anh cũng có cơ hội trở về thăm bà và mọi người. Song, thời gian ít ỏi, anh chỉ ở nhà một hôm rồi đi ngay. Như vậy, việc Thanh cảm thấy nửa vui, nửa buồn là đúng với tâm trạng của một người rời quê hương lâu năm. Trên đường đi, Thanh vẫn nghĩ về căn nhà có cây hoàng lan, nghĩ về cô em gái hàng xóm - Nga. Trong thâm tâm của chàng trai trẻ, gia đình cùng người thân luôn hiện hữu. Và ngược lại, mọi người ở nhà cũng trông ngóng Thanh "căn nhà như một nơi mát mẻ và sung sướng để chàng thường về nghỉ", "Nga sẽ vẫn đợi chàng, vẫn nhớ mong chàng như ngày trước". Có thể thấy, chỉ với một đoạn văn ngắn, nhà văn Thạch Lam đã diễn tả thành công tâm trạng quyến luyến của nhân vật Thanh.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Trên đây là các đoạn văn 150 chữ phân tích tâm trạng nhân vật Thanh ở đoạn cuối truyện Dưới bóng hoàng lan hay nhất. Trước khi viết, em cần đọc kĩ lại phần kết thúc truyện và tìm ra chi tiết nói về tâm trạng của nhân vật. Sau đó, viết đoạn văn phân tích dựa trên các chi tiết ấy. Hãy thường xuyên truy cập trang Taimienphi.vn để tham khảo bài văn mẫu lớp 10 hay, chất lượng như: Phân tích đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền, bài văn mẫu Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội để có thể học tốt môn học này nhé.