Nghị luận xã hội về tinh thần tự học

Đề bài: Nghị luận xã hội về tinh thần tự học

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Nghị luận xã hội về tinh thần tự học
 

I. Dàn ý nghị luận xã hội về tinh thần tự học (Chuẩn)


1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: "Tinh thần tự học"

2. Thân bài

a. Giải thích vấn đề nghị luận
- Học là gì?
- Tinh thần tự học là gì?

b. Phân tích biểu hiện của tinh thần tự học
c. Ý nghĩa, tác dụng của tinh thần tự học mang lại
- Kho tri thức của nhân loại vô cùng bao la, rộng lớn, bởi vậy con người cần học hỏi để làm chủ kiến thức...(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý nghị luận xã hội về tinh thần tự học tại đây

 

II. Bài văn mẫu Nghị luận xã hội về tinh thần tự học (Chuẩn)

"Học ăn, học nói, học gói, học mở" là câu tục ngữ mà ông cha ta đã đúc kết để thể hiện tầm vai trò, quan trọng của việc học xuyên suốt quá trình trưởng thành, khôn lớn của mỗi một con người. Như vậy, để hoàn thiện bản thân về kiến thức, năng lực, phẩm chất, con người cần không ngừng nỗ lực, học hỏi bằng nhiều phương pháp khác nhau. Nhưng dù học tập theo con đường nào, chúng ta cũng luôn phải giữ vững tinh thần tự học.

Như chúng ta đã biết, học là quá trình tìm tòi, tiếp thu tri thức, kĩ năng, kinh nghiệm do thế hệ đi trước đúc rút và để lại. Có nhiều phương pháp để con người thực hiện mục đích này như: học qua thầy cô, học qua bạn bè, học từ sách vở,... Dù tiếp nhận tri thức bằng cách nào thì tinh thần tự học cũng giữ vai trò vô cùng quan trọng. Tinh thần tự học là sự chủ động, tích cực trong con đường tìm hiểu, tiếp nhận tri thức một cách độc lập, từ đó hình thành những kĩ năng và kinh nghiệm cho bản thân. Tự học thể hiện cao độ tinh thần ham học hỏi của con người và đối lập hoàn toàn với cách học thụ động, học vẹt.

Trong cuộc sống, chúng ta có thể thấy được vai trò, ý nghĩa của tinh thần tự học thông qua rất nhiều tấm gương ham tìm tòi và học hỏi. Khi ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911, chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành chỉ có hai bàn tay trắng và vốn hiểu biết về văn hóa, truyền thống dân tộc. Nhưng với khát vọng giải phóng dân tộc vĩ đại, sau hơn ba mươi năm bôn ba hải ngoại, Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. Trong suốt quá trình đó, Người đã mở rộng vốn tri thức, hiểu biết của bản thân bằng rất nhiều phương pháp cụ thể khác nhau, chẳng hạn như để học ngoại ngữ, hằng ngày Bác vừa làm việc, vừa chủ động làm giàu vốn từ vựng bằng việc ghi chép vốn từ qua những mảnh giấy nhỏ, có khi là lòng bàn tay. Bác còn tích cực viết những bài báo bằng tiếng nước ngoài và kiên trì đọc lại, sửa chữa những lỗi sai. Như vậy, bằng sự chủ động và tinh thần ham học hỏi, Người đã thành thạo nhiều thứ tiếng và vận dụng những gì bản thân đã đúc rút được để tìm ra con đường giải phóng đúng đắn cho dân tộc.

Kho tàng tri thức của nhân loại vô cùng bao la, rộng lớn, trong khi những hiểu biết của con người thì vô cùng hạn hẹp. Bởi vậy, con người cần học tập một cách chủ động, tích cực và tránh xa lối học thụ động, ỷ lại để nắm bắt kiến thức một cách tối đa. Tinh thần tự học còn giúp người học làm chủ kiến thức, không chỉ nắm bắt tri thức ở mức tái hiện, thông hiểu mà còn vận dụng những tri thức đó vào cuộc sống. Hay nói cách khác, tinh thần tự học sẽ giúp con người phát huy tác dụng của phương pháp "Học đi đôi với hành". Việc chủ động trong học tập còn giúp con người chống lại căn bệnh lười tư duy, học tập thụ động và giúp con người tránh được lối học tủ, học vẹt.

Để phát huy tác dụng của tinh thần tự học, mỗi một con người cần ý thức được vai trò, ý nghĩa quan trọng của việc học, từ đó nâng cao tinh thần học hỏi. Khi tiếp nhận một tri thức mới, chúng ta cần tích cực tư duy, suy nghĩ để nắm bắt tri thức sâu hơn, vững vàng hơn.

Như vậy, tinh thần tự học luôn có vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với mọi thời đại, đặc biệt là trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay. Là những học sinh, chúng ta cần nâng cao hơn nữa ý thức, tinh thần chủ động, tự giác trong học tập.

=> Xem thêm nhiều bài văn Nghị luận về tinh thần tự học hay khác tại đây.

-------------------HẾT---------------------

Việc phát huy tinh thần tự học không chỉ giúp cho bản thân người học tích lũy thêm được nhiều tri thức hữu ích mà còn mang đến hiệu quả học tập cao, đặc biệt là trong gian đoạn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid như hiện nay. Để thấy được vai trò của việc chủ động học tập, bên cạnh bài Nghị luận xã hội về tinh thần tự học, các em có thể tham khảo thêm: Nghị luận câu: Học, học nữa, học mãi của Lê-nin, Nghị luận về câu ngạn ngữ Hi Lạp: Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào, Nghị luận xã hội: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình, Nghị luận xã hội Học để làm gì?

Tự học là một yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả nhận thức cũng như kết quả học tập của mỗi bạn học sinh. Bài văn mẫu nghị luận xã hội về tinh thần tự học dưới đây sẽ giúp các em hiểu hơn về vai trò của việc tự học. Hãy cùng tham khảo nhé!
Nghị luận xã hội về tính tự tin và tự phụ
Nghị luận về tính tự chủ, bài văn mẫu tuyển chọn hay nhất
Nghị luận về tinh thần tương thân tương ái
Nghị luận xã hội về hiện tượng thần tượng
Nghị luận xã hội về đức tính khiêm tốn
Dàn ý nghị luận xã hội về sự ích kỷ

ĐỌC NHIỀU