- Tuồng "Mắc mưu Thị Hến" được trích từ vở tuồng nổi tiếng "Nghều, Sò, Ốc, Hến".
- Vở tuồng "Mắc mưu Thị Hến" kể về cuộc chạm mặt đầy xấu hổ, bẽ bàng giữa ba người Nghêu, Huyện Trìa, Đề Hầu tại nhà của Thị Hến trong đêm khuya.
Bố cục 4 phần:
- Phần 1 (từ đầu đến "sẽ bày tình tự"): cuộc trò chuyện giữa Nghêu và Thị Hến.
- Phần 2 (tiếp theo đến "hành trảm quyết"): cuộc đối thoại giữa Đề Hầu và Thị Hến.
- Phần 3 (tiếp theo đến "đánh đòn phát lạc"): cuộc trò chuyện giữa Huyện Trìa và Thị Hến.
- Phần 4 (tiếp theo đến "đôi chữ không màng"): cuộc gặp mặt đầy nhục nhã giữa ba người Nghêu, Đề Hầu, Huyện Trìa.
Vở tuồng "Mắc mưu Thị Hến" mở đầu với cảnh Nghêu mò mẫm đi đến nhà Thị Hến vào đêm khuya. Khi đang buông lời ngon ngọt Thị Hến thì tiếng gọi của Đề Hầu xuất hiện khiến Nghêu sợ hãi chui vào gầm giường trốn. Cũng giống như Nghêu, Đề Hầu vào nhà Thị Hến chưa được bao lâu thì tiếng gọi của Huyện Trìa vang lên từ bên ngoài cửa. Hắn hồn bay phách lạc, nhanh chóng tìm nơi ẩn nấp. Thị Hến mở cửa cho Huyện Trìa vào nhà. Trí khôn và sự mưu mẹo của Thị Hến làm cho cả ba mắc bẫy. Tại đây, cuộc hội ngộ giữa ba người khiến ai nấy đều cảm thấy nhục nhã, bẽ bàng.
- Phương thức biểu đạt: tự sự.
- Thể loại: tuồng hài.
- Phê phán, tố cáo thói xằng bậy, tha hóa của những người đứng đầu trong xã hội phong kiến.
- Bài học cảnh tỉnh con người không nên sa đọa vào thói hư, tật xấu.
- Ngôn từ đậm mộc mạc, dễ hiểu.
- Tình huống tuồng độc đáo giúp nhân vật bộc lộ bản chất.
- Nghệ thuật trào phúng độc đáo.
- Một số chỉ dẫn sân khấu có trong văn bản:
+ Các từ ngữ có trong ngoặc đơn.
+ Hành động của các nhân vật Đề Hầu, Thị Hến, Huyện Trìa, Nghêu.
- Tác dụng:
+ Dùng để lưu ý diễn viên điều chỉnh giọng nói.
+ Thúc đẩy nhân vật bộc lộ bản chất, tính cách của bản thân.
+ Tạo ra tiếng cười trào phúng khiến cho vở tuồng thêm hấp dẫn, lôi cuốn.
+ Giúp người đọc dễ dàng theo dõi các hành động của các nhân vật trong vở tuồng.
- Tình huống: cả ba người Nghêu, Đề Hầu, Huyện Trìa đại diện cho tầng lớp trên của xã hội nhưng lại đến nhà góa phụ trong đêm khuya với bộ dạng lén lút và bị mắc mưu.
- Ngôn ngữ: Yếu tố gây cười chủ yếu trong văn bản được thể hiện qua ngôn từ của Nghêu. Khi nghe thấy Đề Hầu phán mình tội chết, Nghêu sợ hãi nhưng lại ra sức tố cáo Đề Hầu khi Huyện Trìa phán lại.
- Hành động:
+ Nghêu: nghe thấy tiếng Đề Hầu chui xuống gầm phản.
+ Đề Hầu: nghe giọng của Huyện Trìa thì khiếp vía, tìm nơi ẩn nấp.
a) Nhân vật Nghêu:
- Xuất thân: Thầy tu phá giới.
- Tính cách:
+ Háo sắc: mò đến nhà Thị Hến vào đêm khuya, buông lời tán tỉnh "Ở như vậy uổng tài bà góa".
+ Hèn nhát: thấy tiếng Đề Hầu chui tọt xuống gầm phản, hỏi Hến "Trốn chỗ nào khác chỉ cho min!".
+ Chuyên đi nịnh bợ: hết lời nịnh nọt, ca ngợi Huyện Trìa "Tâm khoái lạc! Tâm khoái lạc!/ Thiện xử phân/ Thiện xử phân!" nhưng lại quay ra tố cáo Đề Hầu "Chị thị dâm ô chi loại!".
=> Là người tu hành nhưng lại đam mê nữ sắc.
b) Nhân vật Đề Hầu:
- Xuất thân: làm trong nha phủ.
- Tính cách:
+ Háo sắc: đến nhà bà góa đêm khuya.
+ Hèn nhát: nghe tiếng Huyện Trìa hồn bay phách lạc "Văn ngôn sắc biến! Sắc biến!/ Thính thuyết hồn kinh! Hồn kinh!".
c) Nhân vật Huyện Trìa:
- Xuất thân: Quan tri huyện.
- Tính cách:
+ Dâm ô: đến nhà phụ nữ góa chồng buổi đêm.
=> Cả ba nhân vật Đề Hầu, Huyện Trìa, Nghêu đại diện cho những người đứng đầu trong xã hội nhưng lại đam mê nữ sắc, quen thói dung tục.
d) Nhân vật Thị Hến:
- Xuất thân: là người phụ nữ góa chồng.
- Tính cách:
+ Lẳng lơ, phóng đãng: buông lời tán tỉnh đối với cả ba người Nghêu, Huyện Trìa, Đề Hầu khiến ai nấy đều say mê.
+ Thông minh, mưu mẹo: khích bác Huyện Trìa để cả ba cùng gặp mặt nhau.
--------------------------HẾT-------------------------
Tuồng là loại hình sân khấu truyền thống của dân tộc. Để trả lời cho câu hỏi tiếng cười ở đoạn trích Mắc mưu Thị Hến có còn ý nghĩa với cuộc sống hôm nay không? Vì sao?, các em hãy cùng đọc bài soạn, văn mẫu lớp 10 như:
- Chữ bầu lên nhà thơ: thể loại, tóm tắt, bố cục, nội dung, nghệ thuật
- Soạn bài Mắc mưu Thị Hến