Kể lại cuộc gặp gỡ người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Bài viết số 3 lớp 9 đề 2

Kể lại cuộc gặp gỡ người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Bài viết số 3 lớp 9 đề 2

Dàn ý tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện với người lính trong bài thơ đồng chí


I. Dàn ý kể lại cuộc gặp gỡ người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính:

1. Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh gặp gỡ người lính lái xe.

2. Thân bài:
- Nêu khái quát một số đặc điểm của người lính.
- Kể lại cuộc trò chuyện với người lính lái xe:
+ Tôi hỏi bác về những năm tháng kháng chiến gian khổ.
+ Người lính kể về hoàn cảnh thiếu thốn trong thời chống Mĩ. Mặc dù khó khăn, vất vả nhưng họ vẫn luôn giữ vững tinh thần lạc quan, dũng cảm.

3. Kết bài:
- Nêu cảm xúc sau buổi gặp gỡ, trò chuyện.
- Liên hệ và rút ra bài học nhận thức.


II. Bài văn mẫu Kể lại cuộc gặp gỡ với người lính lái xe trong bài thơ về tiểu đội xe không kính


1. Bài văn mẫu kể lại cuộc gặp gỡ người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính - mẫu số 1:

Trong một lần tình cờ qua nhà ông ngoại, em có cơ hội được gặp gỡ và trò chuyện cùng người bạn của ông. Ông ấy chính là người lính lái xe trong bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" năm nào. Những lời chia sẻ của ông khiến em có thêm hiểu biết về bài thơ cũng như hoàn cảnh chiến đấu trong thời kì kháng chiến chống Mỹ.

Người lính trẻ trung ngày ấy bây giờ tóc đã bạc trắng, các nếp nhăn và vết đồi mồi xuất hiện nhiều hơn. Thế nhưng, ở ông vẫn toát lên vẻ cương nghị, lạc quan ở những người lính lái xe Trường Sơn. Trong dòng hồi tưởng, ông bồi hồi, xúc động kể lại quá khứ hào hùng, vẻ vang:

- Cháu ạ, giờ nghĩ lại tháng ngày xưa, ông thấy bản thân và những người lính giống ông can trường quá. Những gì đồng đội cũ của ông viết trong thơ, cũng chính là hiện thực ngày ấy đấy cháu ạ. Cháu biết không, chiếc xe không có cái nào nguyên vẹn. Mưa bom bão đạn làm chúng vỡ tan cả. Vì không có kính nên ẩn chứa vô vàn hiểm nguy. Dẫu vậy, ông và đồng đội vẫn bền gan vững chí, cố gắng hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Hiện thực tuy khốc liệt nhưng không phải không có những phút giây nên thơ, trữ tình. Ông ngồi trong buồng lái mà cảm tưởng như đất trời ôm lấy mình. Không gian rộng mở nên cảm giác đường chạy thẳng vào tim. Có lúc cát bụi mù mịt, tóc ai cũng trắng xóa thế nhưng mọi người chỉ châm điếu thuốc rồi nhìn nhau cười. Ông nhớ lại gương mặt của từng người mà thấy buồn cười lắm cháu ạ!

Cái thời ấy nó thế đấy, các cháu bây giờ sống trong cảnh yên ấm nên chẳng tưởng tượng hết được đâu! Ông còn nhớ những lần lái xe đúng hôm mưa. Xe lao đi vun vút trên đường, mưa hắt thẳng vào mặt làm ai cũng cảm thấy rát. Mọi người động viên nhau "mưa to là mưa nhỏ", mưa ngớt, gió lùa kiểu gì quần áo cũng khô. Thế là các ông lại lái xe qua núi đồi, vì "Miền Nam ruột thịt thân thương".

- Ông ơi, khó khăn như thế, ông và đồng đội làm thế nào để vượt qua được ạ?

- Chiến trường vất vả, gian lao lắm cháu ạ. Có những lúc ông tưởng bản thân đã bỏ mạng nơi núi rừng nhưng tình đồng chí, đồng đội đã giúp ông vượt qua mọi trở ngại, khó khăn. Những cái nắm tay, những lần cùng nhau ăn cơm đã gắn kết tất cả mọi người. Với ông, anh em, đồng đội cùng chung bát đũa chính là gia đình. Những lúc như thế, mới thấy tình người, tình đồng chí quan trọng biết bao. Đời sống ấm no hạnh phúc như ngày hôm nay là thành quả của biết bao thế hệ đã hi sinh xương máu. Lớp trẻ cố mà giữ lấy cháu ạ!

Cuộc trò chuyện kéo dài ba tiếng đồng hồ đã kết thúc. Từng lời ông kể cứ quanh quẩn trong suy nghĩ của tôi. Tôi vô cùng cảm phục, biết ơn ơn những người lính đã cống hiến tuổi thanh xuân của mình cho hòa bình đất nước. Tôi tự nhủ sẽ cố gắng học tập thật tốt để tiếp nối truyền thống hào hùng của ông cha.

Bài văn mẫu Tưởng tượng gặp người lính trong Bài thơ tiểu đội xe không kính

📌 Một số bài viết hay nói về Bài thơ về tiểu đội xe không kính
📝Kể lại Bài thơ về tiểu đội xe không kính theo lời của một chiến sĩ lái xe
📝
Đoạn văn phân tích khổ 1, 2 Bài thơ về tiểu đội xe không kính
📝Phân tích khổ 1 2 Bài thơ về tiểu đội xe không kính
📝Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính


2. Bài văn mẫu kể lại cuộc gặp gỡ người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính - mẫu số 2:

Nhân dịp ngày 22/12, trường tôi lại tổ chức một số hoạt động để tạo cơ hội cho học sinh tìm hiểu về lịch sử chiến đấu vẻ vang của các thế hệ cha ông. Đặc biệt, trong chương trình "Mốc vàng son", nhà trường đã mời các bác cựu chiến binh, những người trực tiếp tham gia vào cuộc chiến. Trong đó, có sự xuất hiện của người lính lái xe trong bài "Bài thơ về tiểu đội xe không kính". Buổi trò chuyện để lại rất nhiều suy ngẫm, ấn tượng trong tôi.

Sau màn phát biểu là khoảng thời gian để học sinh chúng tôi trò chuyện, giao lưu với các bác. Khi đến lượt, tôi nhanh nhẹn đặt ra câu hỏi:

- Cháu rất xúc động khi đọc bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính". Hôm nay, được ngồi đây trò chuyện cùng các bác, đặc biệt là bác Nam, người lính lái xe được nhắc đến trong "Bài thơ về tiểu đội xe không kính", cháu cảm thấy vô cùng hãnh diện và vui mừng. Bác có thể chia sẻ thêm cho chúng cháu về những khó khăn, vất vả của bác cùng những người đồng đội khi lái xe trên đường Trường Sơn không ạ?

Bằng giọng nói ôn tồn, trầm ấm, bác trả lời:

- Cảm ơn câu hỏi của cháu. Bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" là sáng tác của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Chú ấy là người đồng đội thân thiết của bác. Đúng như những gì bài thơ thể hiện, cuộc sống chiến đấu ở núi rừng Trường Sơn cam go vô cùng. Lái xe trên chặng đường dài đã vất vả, thế nhưng lại những chiếc xe không có kính càng gian nan, nguy hiểm hơn. Từng đợt bom dội xuống khiến kính trên xe vỡ tung. Bác cảm giác ngồi trong buồng lái mà đất trời bao quanh mình. Bác nhớ rằng hồi ấy đường sá chưa như bây giờ. Đường rừng toàn sỏi đá, xe đi rầm rầm làm bụi tung mù mịt. Chính vì vậy, mái tóc ai cũng trắng xóa, bạc phơ. Thậm chí, có những hôm trời mưa xối xả, ướt hết quần áo nhưng mọi người đều cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. Ai cũng đùa rằng "Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa/ Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi".

Như cháu thấy đấy, dù hiện thực có khắc nghiệt nhưng các bác luôn giữ cho mình thái độ lạc quan, sẵn sàng đương đầu với khó khăn, thử thách. Với phương châm "Tất cả vì miền Nam ruột thịt", những người lính lái xe không nề hà bất cứ điều gì, chỉ cần có mệnh lệnh là lên đường vận chuyển lương thực, vũ khí.

Bên cạnh những kỉ niệm ấy, bác còn nhớ cả những tháng ngày cùng đồng đội dựng bếp Hoàng Cầm, ăn cơm chung. Thiếu thốn đủ đường nhưng tình cảm lúc nào cũng đong đầy, ấm áp. Rồi bác nhớ cả lúc mọi người từ mọi nơi về tụ họp thành một tiểu đội, nói cười, trò chuyện cùng nhau. Những cái bắt tay qua chiếc xe vỡ kính càng làm cho các bác thêm tin tưởng, lạc quan hơn. Cái bắt tay ấy chính là sợi dây gắn kết, là tình đồng đội gắn bó, keo sơn đó cháu ạ!

Sau khi nghe những chia sẻ của bác, tôi hiểu thêm được nhiều điều về cuộc chiến năm xưa. Tình đồng đội, tinh thần lạc quan đã giúp họ chiến thắng quân thù. Những lời tâm tình của bác càng làm tôi trân trọng, biết ơn sự hi sinh, cống hiến của các thế hệ cha ông.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Bài văn mẫu lớp 9 trên đã cung cấp cho các em một số gợi ý để kể lại cuộc gặp gỡ người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Thông qua bài viết, các em sẽ học được cách kể lại sáng tạo một tác phẩm văn học. Chúc các em học tốt môn Ngữ văn 9!

Bài thơ về tiểu đội xe không kính đã tái hiện những tháng ngày gian lao, vất vả của những người lính lái xe dọc đường Trường Sơn. Taimienphi.vn xin gửi đến các em bài viết Kể lại cuộc gặp gỡ người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ngữ văn 9. Mời các em tham khảo.
Cảm nhận của em về Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong hai bài Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Cảm nhận của em về chân dung người lính lái xe trong Bài thơ tiểu đội xe không kính
Vẻ đẹp người lính trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính
So sánh hình ảnh người lính cách mạng ở bài thơ Đồng chí và Tiểu đội xe không kính
Phân tích hình ảnh người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính

ĐỌC NHIỀU