Đề bài: Quan sát các hình sau và nêu tên điểm ở giữa hai điểm khác:
Hướng dẫn giải: Quan sát hình vẽ để tìm điểm ở giữa hai điểm khác.
Đáp án:
Điểm I ở giữa hai điểm G và H.
Điểm O ở giữa hai điểm C và D.
Điểm O ở giữa hai điểm A và B.
Đề bài: Nêu tên trung điểm của mỗi đoạn thẳng có trong hình dưới đây:
Hướng dẫn giải: Quan sát hình vẽ rồi chỉ ra trung điểm của mỗi đoạn thẳng.
Đáp án:
Điểm O là trung điểm của đoạn thẳng PQ (vì O là điểm ở giữa hai điểm P và Q; PO = OQ).
Điểm M là trung điểm của đoạn thẳng DB (vì M là điểm ở giữa hai điểm D và B; MD = MB)
Điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AC (vì M nằm giữa hai điểm A và C; MA = MC)
Đề bài: Quan sát tia số, chọn câu đúng.
a) Trung điểm của đoạn thẳng AB ứng với số 4 200.
b) Trung điểm của đoạn thẳng BC ứng với số 4 700.
c) Trung điểm của đoạn thẳng AD ứng với số 4 500.
Hướng dẫn giải:
- Hai vạch liền nhau trên tia số hơn kém nhau 100 đơn vị.
- Quan sát tia số để xác định trung điểm của mỗi đoạn thẳng rồi trả lời câu hỏi.
Đáp án:
Ta có tia số sau:
Quan sát tia số ta thấy:
a) Trung điểm của đoạn thẳng AB ứng với số 4 200.
b) Trung điểm của đoạn thẳng BC ứng với số 4 600.
c) Trung điểm của đoạn thẳng AD ứng với số 4 400.
Vậy câu a đúng.
Đề bài: a) Quan sát các hình sau và chỉ ra những hình ảnh liên quan đến trung điểm của đoạn thẳng:
b) Đố em: Có một đoạn dây thép thẳng, làm thế nào để tìm được trung điểm của đoạn dây thép đó?
Hướng dẫn giải: Quan sát hình ảnh và chỉ ra trung điểm của đoạn thẳng.
Đáp án:
a) Những hình ảnh liên quan đến trung điểm của đoạn thẳng:
b) Em gập đôi đoạn dây thép sao cho 2 đầu đoạn dây trùng với nhau. Điểm gập của dây thép chính là trung điểm của đoạn dây thép đó.
Giải bài tập trang 22, 23 SGK Toán 3 Tập 2, sách Cánh Diều này, Taimienphi.vn hy vọng đã giúp ích các em trong việc học tốt, củng cố được kiến thức bài học Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng.