Luyện tập 1
Đề bài: Trong hình bên:
a) Có mấy góc vuông?
b) Có mấy góc không vuông đỉnh A?
c) Tìm trung điểm của đoạn thẳng AC và đoạn thẳng ED.
Hướng dẫn giải:
- Quan sát hình vẽ hoặc sử dụng ê ke để xác định các góc vuông và góc không vuông.
- Dựa vào số ô vuông trong hình vẽ để xác định trung điểm của đoạn thẳng AC và đoạn thẳng ED.
Đáp án:
a) Có 4 góc vuông là:
- Góc vuông đỉnh K; cạnh KA, KB
- Góc vuông đỉnh K; cạnh KB, KC
- Góc vuông đỉnh K; cạnh KA, KI
- Góc vuông đỉnh K; cạnh KC, KI
b) Có 3 góc không vuông đỉnh A là:
- Góc không vuông đỉnh A; cạnh AB, AK
- Góc không vuông đỉnh A; cạnh AK, AE
- Góc không vuông đỉnh A; cạnh AB, AE
c) Điểm K là trung điểm của đoạn thẳng AC.
Điểm I là trung điểm của đoạn thẳng ED.
Đề bài: a) Nêu tên các đường kính, bán kính của hình tròn dưới đây.
b) Hình dưới đây được xếp bởi bao nhiêu khối lập phương, bao nhiêu khối trụ?
Hướng dẫn giải:
a) Đường kính là đoạn thẳng nối hai điểm nằm trên đường tròn và đi qua tâm.
Bán kính là đoạn thẳng nối tâm với một điểm bất kì trên đường tròn.
b) Quan sát tranh để xác định số khối lập phương, khối trụ có trong hình.
Đáp án:
a) Đường kính AB, CD.
Bán kính OA, OB, OC, OD, ON.
b) Hình bên được xếp bởi 16 khối lập phương (sơn màu tím và màu vàng) và 3 khối trụ.
Đề bài: Người ta xếp các khối lập phương nhỏ màu trắng thành khối hộp chữ nhật, rồi sơn tất cả các mặt của khối hộp chữ nhật đó (như hình vẽ). Hỏi có tất cả bao nhiêu khối lập phương nhỏ được sơn 3 mặt?
Hướng dẫn giải: Quan sát hình vẽ, tìm vị trí của những khối lập phương được sơn 3 mặt. Đếm xem có bao nhiêu khối nằm ở vị trí đó và trả lời câu hỏi.
Đáp án:
Các khối lập phương nhỏ nằm ở đỉnh khối hộp chữ nhật sẽ được sơn 3 mặt.
Vậy có 8 khối lập phương được sơn 3 mặt.
Luyện tập 2
Đề bài: a) Tính độ dài đường gấp khúc ABCD.
b) Quả bưởi cân nặng bao nhiêu gam?
Hướng dẫn giải:
a) Độ dài đường gấp khúc ABCD bằng tổng độ dài đoạn thẳng AB, BC, CD (hoặc độ dài của đoạn thẳng AB nhân với 3).
b) Bước 1: Tính cân nặng ở đĩa cân bên trái.
Bước 2: Cân nặng của quả bưởi = Cân nặng ở đĩa cân bên trái - Cân nặng của quả cân ở đĩa cân bên phải.
Đáp án:
a) Ba đoạn thẳng AB, BC, CD đều dài 28 mm.
Do đó, độ dài đường gấp khúc ABCD là 28 x 3 = 84 (mm).
b) Cận nặng ở đĩa cân bên trái là 500 + 500 = 1 000 (gam).
Quả bưởi cân nặng số gam là 1 000 - 100 = 900 (gam).
Đề bài: Chọn số đo thích hợp.
Hướng dẫn giải: Ước lượng rồi chọn số đo thích hợp.
Đáp án:
Đề bài: Tính.
Hướng dẫn giải:
Bước 1: Thực hiện phép tính với các số.
Bước 2: Viết đơn vị đo thích hợp sau kết quả vừa tìm được.
Đáp án:
a) 480 mm + 120 mm = 600 mm
545 mm - 45 mm = 500 mm
840 mm : 3 = 280 mm
b) 465 g + 340 g = 805 mm
200 g x 5 = 1 000g
900 g : 6 = 150 g
c) 500 ml + 156 ml = 656 ml
1 000 ml - 500 ml = 500 ml
250 ml x 3 = 750 ml
Đề bài: Một gói mì tôm cân nặng 80 g, một hộp sữa cân nặng 455 g. Hỏi 3 gói mì tôm và 1 hộp sữa cân nặng bao nhiêu gam?
Hướng dẫn giải:
Bước 1: Tính cân nặng của 3 gói mì tôm = Cân nặng của một gói mì tôm x 3.
Bước 2: Tính cân nặng của 3 gói mì tôm và 1 hộp sữa = Cân nặng của 3 gói mì tôm + Cân nặng của 1 hộp sữa.
Đáp án:
Cân nặng của 3 gói mì tôm là
80 x 3 = 240 (g)
Cân nặng của 3 gói mì tôm và 1 hộp sữa là
240 + 455 = 695 (g)
Đáp số: 695 g
Giải bài tập trang 118, 119 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống hướng dẫn giải rất chi tiết. Hy vọng các em đã có thể làm bài đúng chuẩn, củng cố kiến thức bài Ôn tập hình học và đo lường hiệu quả nhất.