Đề bài:
Hai hình chữ nhật có phần chung là hình tứ giác ABCD (xem hình vẽ).
a) Giải thích tại sao hình tứ giác ABCD có từng cặp cạnh đối diện song song.
b) Đo độ dài các cạnh của hình tứ giác ABCD rồi nhận xét xem từng cặp cạnh đối diện có bằng nhau không?
c) Cho biết hình tứ giác ABCD là hình bình hành có độ dài đáy DC là 4cm, chiều cao AH là 2cm. Tính diện tích của hình bình hành ABCD
Phương pháp giải:
- Các em quan sát kĩ hình vẽ để trả lời các câu hỏi cho đúng
- Cách tính diện tích hình bình hành: Lấy chiều cao nhân với độ dài cạnh đáy.
Đáp án:
a) Cạnh AB và cạnh AD của tứ giác ABCD thuộc hai cạnh đối diện của hình chữ nhật thứ nhất nên chúng song song với nhau.
Cạnh DA và cạnh BC thuộc hai cạnh đối diện của hình chữ nhật thứ hai nên chúng song song nhau.
b) Đo độ dài các cạnh của hình tứ giác ABCD ta có:
AB = 4cm; DA = 3cm;
CD = 4cm; BC = 3cm
Tứ giác ABCD có từng cặp cạnh đối diện bằng nhau.
c) Diện tích hình bình hành ABCD là:
4 x 2 = 8 (cm2)
Taimienphi.vn vừa hướng dẫn giải bài tập 5 trang 123, 124 SGK toán 4. Bên cạnh đó, còn các bài Giải Bài 1 Trang 123, 124 SGK Toán 4, Giải Bài 2 Trang 123, 124 SGK Toán 4, Giải Bài 3 Trang 123, 124 SGK Toán 4 và Giải Bài 4 Trang 123, 124 SGK Toán 4 cũng được chúng tôi gợi ý giải cùng với phương pháp. Cùng xem hướng dẫn giải toán lớp 4 trang 123, 124 để học tốt môn toán lớp 4 nhé!