- Văn Công Hùng sinh năm 1958.
- Quê quán: Thừa Thiên Huế.
- Ông đã xuất bản 16 đầu sách khác nhau.
- Văn bản "Đồng Tháp Mười mùa nước nổi" được in trên báo "Văn nghệ", số 49 tháng 12 năm 2011.
Bố cục 6 phần:
- Phần 1 (từ đầu đến "đồng bằng rộng lớn và đầy bản sắc"): Tầm quan trọng của lũ đối với môi trường tự nhiên và cuộc sống sinh hoạt của con người.
- Phần 2 (tiếp theo đến "thấy nhiều, chiêm ngưỡng nhiều"): Vẻ đẹp của Vườn Quốc gia Tràm Chim.
- Phần 3 (tiếp theo đến "vùng đất phương Nam"): Món ăn đặc sản của Đồng Tháp Mười.
- Phần 4 (tiếp theo đến "mênh mông Đồng Tháp Mười"): Vẻ đẹp của cánh đồng sen Đồng Tháp Mười.
- Phần 5 (tiếp theo đến "tôn vinh sen Đồng Tháp Mười"): Nét đặc sắc của khu di tích Gò Tháp.
- Phần 6 (phần còn lại): Cảm nhận của tác giả về con người và cuộc sống của đô thị Cao Lãnh.
Bài du kí "Đồng Tháp Mười mùa nước nổi" kể về chuyến đi tới Đồng Tháp Mười của nhà văn Văn Công Hùng. Ông đã đem đến cho độc giả góc nhìn thú vị và chân thực về những điểm độc đáo của Đồng Tháp Mười bao gồm: vai trò của lũ đối với tự nhiên và con người, Tràm Chim, ẩm thực, hoa sen, khu di tích Gò Tháp. Kết thúc bài kí, ông giãi bày tâm tư, tình cảm của bản thân đối với cuộc sống, con người vùng Đồng Tháp.
- Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
- Thể loại: du kí.
- Trong bài du kí, tác giả kể về trải nghiệm của bản thân khi đặt chân đến Đồng Tháp Mười. Từ đó, bày tỏ tình yêu đối với vùng đất Long An nói riêng và quê hương, đất nước nói chung.
- Hình ảnh, từ ngữ quen thuộc -> diễn tả trọn vẹn cảnh sắc, con người vùng Long An.
- Các biện pháp tu từ độc đáo như so sánh, điệp ngữ, nhân hóa.
- Lũ được coi là nguồn sống của cư dân miền sông nước.
- Lũ mang phù sa màu mỡ, cá tôm đa dạng, làm nên văn hóa đồng bằng.
- Không có lũ thì cây cỏ héo khô, thiếu nước ngọt trầm trọng.
- Lũ duy trì cuộc sống sinh hoạt bình thường của người dân.
=> Lũ có vai trò vô cùng quan trọng đối với môi trường tự nhiên và con người của vùng Đồng Tháp Mười.
- Tràm Chim là sự kết hợp của tràm và chim.
- Những cây tràm kết thành rừng còn chim thì dày đặc.
- Hai món đặc sản bao gồm: bông điên điển xào tôm và cá linh ngót.
=> Trong cảm nhận của tác giả, đây là hai món "quốc hồn quốc túy".
- Bạt ngàn sen chen giữa rừng tràm, tinh khiết, bung nở giữa bùn.
=> Loài sen Đồng Tháp mang vẻ đẹp riêng, không trộn lẫn với nơi khác.
- Vị trí: nằm giữa rốn Đồng Tháp Mười nên trở thành của hiếm.
- Diện tích rộng lớn khoảng 5.000 mét vuông.
- Cao hơn mực nước biển Hà Tiên 5 mét.
- Mới khai quật được di tích có niên đại khoảng 1500 năm và được công nhận là di tích quốc gia.
- Nơi đây từng là căn cứ địa trong thời kì kháng chiến chống Mỹ.
- Vui vẻ, hiền lành, năng động.
- Sinh hoạt gắn liền với sông nước.
- Thành phố trẻ trung, hiện đại, nhộn nhịp.
- Đối với Tràm Chim: muốn đi nhiều, thấy nhiều, chiêm ngưỡng nhiều,..
- Đối với món ăn đặc sản: yêu thích, coi đó là "quốc hồn quốc túy", khát khao, trân trọng.
- Đối với hoa sen: choáng ngợp.
- Đối với khu di tích Gò Tháp: trân trọng.
- Đối với con người, cuộc sống vùng Đồng Tháp Mười: cảm thấy con người chan hòa, tốt bụng; thành phố thay đổi vừa trẻ trung vừa hiện đại.
--------------------------HẾT-------------------------
Điều gì trong bài du kí đã để lại cho em những ấn tượng sâu sắc? Bài du kí của tác giả Văn Công Hùng cũng đem đến cho các em những gợi ý quan trọng khi giới thiệu một danh lam thắng cảnh của đất nước. Ngoài bài tổng hợp trên, đội ngũ biên tập của Taimienphi.vn còn cung cấp cho các em bài văn mẫu lớp 6 khác như:
- Soạn bài Đồng Tháp Mười mùa nước nổi
- Tóm tắt Đồng Tháp Mười mùa nước nổi