Đoạn văn về điều em thích nhất ở bài "Hôm qua tát nước đầu đình" hay nhất

Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nói lên điều em thích nhất (về nội dung hoặc nghệ thuật) ở bài "Hôm qua tát nước đầu đình"

Phân tích bài ca dao: Hôm qua tát nước đầu đình

Nội dung bài viết:
  1. Bài mẫu số 1.
  2. Bài mẫu số 2.
  3. Bài mẫu số 3.
  4. Bài mẫu số 4.
  5. Bài mẫu số 5.

 

1. Đoạn văn về điều em thích nhất ở bài "Hôm qua tát nước đầu đình" - mẫu số 1:

"Hôm qua tát nước đầu đình" là bài ca dao quen thuộc với người dân Việt Nam. Đây là lời ướm hỏi của chàng trai gửi đến cô gái mà mình để ý. Điều em thích nhất là sự duyên dáng của chàng trai trong bài thơ. Anh bắt chuyện với cô gái bởi vì "Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen". Nhưng hoa sen vốn không có cành. Đây chỉ là một lời nói khéo léo giúp chàng trai thể hiện tình cảm của mình. Rồi, ngày càng mạnh dạn hơn, chàng trai đã ngỏ ý "Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng" và "Khâu rồi anh sẽ trả công" để cuối cùng nhắc đến "một thúng xôi vò", "lợn béo", "rượu tăm",... đó chính là những lễ vật cho ngày ăn hỏi. Tất cả những lời lẽ mà chàng trai nói ra đều rất tự nhiên, thuyết phục, thể hiện sự khéo léo, tinh tế của con người Việt Nam.

2. Đoạn văn về điều em thích nhất ở bài "Hôm qua tát nước đầu đình" - mẫu số 2:

"Hôm qua tát nước đầu đình" là bài ca dao cực kì nổi tiếng. Thậm chí, nó đã được phổ nhạc thành bài hát được các bạn trẻ yêu thích. Có được thành công đó là do tác phẩm này được viết theo thể thơ lục bát đặc trưng của dân tộc. Các câu thơ hiệp vần với nhau khá chặt chẽ kết hợp với nhịp thơ 4/4, 4/2 hài hòa tạo ra âm điệu nhịp nhàng, dễ nghe. Lời thơ cực kì bình dị, gần gũi, dễ hiểu khiến người nghe dễ đọc, dễ thuộc. Ngoài ra, nội dung bài thơ còn là lời tỏ tình của một chàng trai với một cô gái. Những đặc điểm trên chính là điều khiến em vô cùng yêu thích bài ca dao này.

Ngoài bài mẫu Đoạn văn về điều em thích nhất ở bài "Hôm qua tát nước đầu đình" , em có thể xem thêm các bài văn mẫu lớp 11 khác như: Trình bày ý kiến đánh giá về câu: Cứ hướng về phía Mặt Trời; Viết mở bài hoặc kết bài từ bài tập suy nghĩ về câu cách ngôn.

Phân tích bài ca dao "Tát nước đầu đình" siêu hay

 

3. Đoạn văn về điều em thích nhất ở bài "Hôm qua tát nước đầu đình" - mẫu số 3:

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam có vô số các bài ca dao, dân ca nổi tiếng được nhiều người biết đến. Một trong số đó là "Hôm qua tát nước đầu đình". Điều em thích nhất ở tác phẩm này đó chính là nội dung của nó gắn liền với các hoạt động lao động, sinh hoạt của con người Việt Nam. Trong bài, người con trai đã hiện lên với vẻ đẹp lao động khỏe khoắn "Hôm qua tát nước đầu đình". Người con gái cũng khéo léo, tháo vát trong công việc may vá để cho chàng trai phải "Mai mời cô ấy về khâu cho cùng". Các tác phẩm văn học dân gian thường được sáng tác ra khi con người lao động để xua tan đi những mệt mỏi, vất vả. "Hôm qua tát nước đầu đình" có lẽ cũng được ra đời trong hoàn cảnh đó. Vậy nên có thể coi đây là một bài ca dao đặc trưng của văn học dân gian.

4. Đoạn văn về điều em thích nhất ở bài "Hôm qua tát nước đầu đình" - mẫu số 4:

"Hôm qua tát nước đầu đình" là bài ca dao quen thuộc với người nông dân. Em vẫn thường hay nghe các bác, các cô chú ngâm bài thơ này trong các buổi sinh hoạt, hội hè hay thậm chí là lúc ra đồng làm việc. Vậy nên, điều em thích ở nó chính là sự gần gũi, dễ hiểu, dễ thuộc, tính ứng dụng cao. Đó là nhờ thể thơ lục bát được hiệp vần rất chặt chẽ. Các từ ngữ trong bài cũng bình dị, thân thuộc, gắn liền với cuộc sống của người dân. Nhịp thơ ổn định tạo nên giai điệu nhịp nhàng cho bài ca dao. "Hôm qua tát nước đầu đình" đã có từ rất lâu nhưng đến tận ngày nay nó vẫn khẳng định được sức sống của mình trong lòng nhân dân. Có được điều đó chính là nhờ vào nghệ thuật của bài.

5. Đoạn văn về điều em thích nhất ở bài "Hôm qua tát nước đầu đình" - mẫu số 5:

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, em yêu thích nhất là bài ca dao "Hôm qua tát nước đầu đình". Nội dung chính của nó nói về lời tỏ tình của một chàng trai dành cho một cô gái. Người con trai không hề vồ vập mà rất duyên dáng, hỏi những vấn đề không liên quan để đánh lạc hướng người nghe như: "Hôm qua tát nước đầu đình/Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen" hay "Áo anh sứt chỉ đường tà". Để rồi, khi cô gái đã quen thân, chàng trai mới ngỏ lời "Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng" rồi thì "Khâu rồi anh sẽ trả công". Sự hợp lí của lời ướm hỏi khiến cho cô gái không thể chối từ. Cuối cùng, chàng trai mới thổ lộ lòng mình khi nhắc đến những lễ vật trong ngày cưới. Sự nhẹ nhàng, ý nhị, kín đáo của lời tỏ tình đã thể hiện sự thông minh, duyên dáng của con người Việt Nam. Đây cũng là điều em thích nhất ở bài ca dao này.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Những tác phẩm văn học dân gian luôn rất bình dị, gần gũi, giúp tái hiện một cách chân thực đời sống lao động của người dân Việt Nam.

"Hôm qua tát nước đầu đình" là một bài ca dao nổi tiếng ở Việt Nam. Mời em tham khảo Đoạn văn về điều em thích nhất ở bài "Hôm qua tát nước đầu đình", Ngữ văn 11, Cánh Diều, học kì I trên Taimienphi.vn để hiểu thêm về nội dung hoặc nghệ thuật của tác phẩm này nhé!

ĐỌC NHIỀU