Đoạn văn có câu mở đầu Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa...

Đề bài: Đoạn văn có câu mở đầu Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa...

Đoạn văn sử dụng câu mở đầu Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa... hay
 

I. Dàn ý Đoạn văn có câu mở đầu Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa...:

1. Mở đoạn: Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa.

2. Thân đoạn:
- Giải thích về sự khác biệt vô nghĩa.
- Nêu lí do bản thân không muốn điều đó.
- Nêu giải pháp, cách khắc phục.

3. Kết đoạn: Khẳng định lại ý kiến, quan điểm của bản thân.

 

II. Đoạn văn Đoạn văn dùng câu mở đầu Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa... hay:
 

1. Đoạn văn có câu mở đầu Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa... - mẫu số 1:

Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa bởi đó là một điều khá thừa thãi, vừa tốn thời gian, công sức, vừa không đem lại giá trị gì. Xã hội ngày nay phát triển không ngừng nghỉ kéo theo rất nhiều xu hướng, luồng tư tưởng khác nhau. Vậy nên, không khó để ta thấy được sự xuất hiện của những người có lối ăn mặc hay cách hành xử lạ lẫm, lệch chuẩn. Dần dần, điều đó trở nên khá bình thường, bị lãng quên theo thời gian. Sự khác biệt chỉ được coi là có ý nghĩa khi nó mang lại giá trị tích cực cho cộng đồng. Lấy ví dụ về giới trẻ, khi phần lớn dành thời gian cho việc vui chơi thì một bộ phận nhỏ lại chọn học tập hay làm từ thiện, đem đến những công trình nghiên cứu hữu ích. Để rèn luyện được cho bản thân sự khác biệt có ý nghĩa ấy, trước hết, ta cần hoàn thiện bản thân cả về kiến thức và đạo đức. Hãy để những nét độc đáo của mình được phát huy một cách tích cực nhất.

 

2. Đoạn văn có câu mở đầu Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa... - mẫu số 2:

Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa vì nó giống như một điều gây lãng phí thời gian, không mang lại giá trị cho bản thân và cộng đồng. Những hành động như gây rối trật tự, cố cười đùa thật to ở nơi công cộng, bác bỏ tất cả ý kiến trái với mình,... đều có thể xếp vào dạng khác biệt vô nghĩa. Nó chẳng giúp ích được gì, thậm chí còn khiến hình ảnh của chúng ta trở nên xấu đi trong mắt người xung quanh. Vậy nên, hãy bắt đầu thay đổi, chọn cho mình hướng đi khác với số đông một cách thông minh, sáng suốt hơn. Giữa xã hội xô bồ, vô cảm, ta có thể làm những việc thiện nguyện, lan tỏa tình yêu thương đến mọi người xung quanh. Hoặc trong một môi trường nơi mà ai cũng nhất nhất ép mình vào khuôn mẫu có sẵn, ta lại chọn hướng đi riêng, không chấp nhận tuân theo những điều cũ kĩ. Đây đều là vài hành động rất nhỏ để ta dần dần thay đổi bản thân, từ đó hướng tới phát triển và hoàn thiện chính mình. Hãy khác biệt một cách sáng suốt, tỉnh táo. Từ đó, đem lại giá trị tốt đẹp cho cộng đồng.

Đoạn văn sử dụng câu mở đầu Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa..

 

3. Đoạn văn có câu mở đầu Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa... - mẫu số 3:

Là một công dân của thế giới mới, tôi không muốn khác biệt của bản thân trở nên vô nghĩa. Vốn dĩ con người sinh ra, ai cũng sẽ mang trong mình những đặc điểm, năng lực, tính cách riêng biệt. Nhưng rất ít cá nhân đủ khả năng tận dụng và phát triển điểm khác biệt ấy. Trên thực tế, rất nhiều người hiện nay muốn mình khác với số đông, muốn bản thân nổi bật nhưng lại làm toàn hành động vô nghĩa. Có thể kể đến như ăn mặc kì lạ, xăm hình chằng chịt rồi coi đó là đặc biệt. Hay có người quá đề cao suy nghĩ của bản thân, chê bai, hạ thấp những ý kiến còn lại. Rất nhiều vĩ nhân từng bị coi là lập dị nhưng vẫn thành công, được người đời kính nể vì họ dám làm, dám dùng hành động để bảo vệ cho lí tưởng của bản thân. Vậy nên, ta có thể khác biệt, có thể đi ngược lại với số đông. Đó là quyền của mỗi người, không ai cấm cản. Nhưng ta cần có ý thức rèn luyện, trau dồi để chứng minh được cái đúng của mình với xã hội, tạo ra ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng. Hãy khác biệt một cách có giá trị.
 

4. Đoạn văn có câu mở đầu Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa... - mẫu số 4:

Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa bởi đó là một sự lãng phí về thời gian và công sức. Mỗi chúng ta được sinh ra trên thế giới này đều là một bản thể với nét đặc trưng riêng biệt. Không thể phủ nhận những điểm chung phổ biến giữa người với người, nhưng chính sự khác nhau mới là thứ làm nên sự đa dạng, tô thêm sắc màu cho cộng đồng. Tuy nhiên, chẳng phải cái gì riêng biệt cũng là độc đáo, đáng tuyên dương. Nếu sự khác biệt của ta chưa tạo ra được giá trị cho bản thân hay cộng đồng, nó sẽ trở thành thừa thãi. Nhưng một khi ta đạt được thành công bằng cái riêng của mình, xã hội sẽ có sự đánh giá khác về ta. Họ sẽ ghi nhận năng lực của ta, lấy ta làm tấm gương để học tập và noi theo. Nhưng để đạt được đến thành công như vậy, ta phải phát triển bản thân mình cả về kiến thức, kỹ năng, thái độ,... Nếu có lời nhận xét, bàn tán, ta không nên dao động. Hãy cứ tin tưởng vào bản thân, chọn lọc những lời góp ý tích cực để tiếp tục sửa đổi và hoàn thiện. Chỉ cần ta dám nghĩ, dám hành động thì dù có khó khăn thế nào, ta cũng tìm được đường đến với thành công.
 

5. Đoạn văn có câu mở đầu Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa... - mẫu số 5:

Tôi không muốn khác biệt của mình trở thành thứ vô nghĩa, thừa thãi trong xã hội. Tại sao tôi lại nhấn mạnh điều đó? Vì trước hết, khác biệt vô nghĩa là việc chúng ta làm ra là những hành động sáo rỗng, không đem lại bất kì giá trị nào. Việc tiếp diễn chúng không những không giúp bản thân có được sự công nhận của mọi người mà còn khiến họ nảy sinh cái nhìn thiếu thiện cảm. Sự phát triển và giao lưu, hội nhập giữa các quốc gia trên thế giới đã hình thành vô số trào lưu mới. Ta có thể thấy rõ ràng nhất là sự đổi thay về xu hướng thời trang của nhân loại. Nếu khi xưa nhuộm tóc, xăm hình, ăn mặc khác biệt là có thể có được sự chú ý của mọi người thì giờ đây, điều đó trở nên hết sức bình thường. Hoặc nếu như trước kia con người nghĩ việc du hành ngoài không gian chỉ là mơ mộng viển vông thì giờ đây, nhân loại thậm chí còn hình dung ra được về những vũ trụ song song trong dải ngân hà rộng lớn. Tất cả những điều khác biệt đó đều có giá trị khi nó trở thành hiện thực. Vậy nên, hãy trân trọng sự độc đáo của bản thân mình. Đó chính là thứ khiến chúng ta trở nên nổi bật. Nếu mỗi cá nhân đều có thể phát huy được hết khả năng của bản thân, xã hội sẽ không ngừng cải thiện, trở nên tốt đẹp và phong phú hơn.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Những điểm khác biệt là cái làm nên sự đa dạng của thế giới. Hãy phát triển cái riêng của mình một cách tích cực và hiệu quả nhất để đem lại giá trị tốt đẹp cho cộng đồng, xã hội. Taimienphi.vn vẫn còn rất nhiều văn mẫu lớp 6 với các chủ đề khác đợi em khám phá nhé:
- Đoạn văn trình bày suy nghĩ về vấn đề Ai cũng có cái riêng của mình
- Nghị luận về Hiện tượng bắt nạt trong học đường hiện nay

Sự khác biệt có thể đến từ rất nhiều khía cạnh trong cuộc sống. Tuy vậy, không phải khác biệt nào cũng mang đến giá trị cho bản thân, cộng đồng. Hãy cùng tìm hiểu thêm về vấn đề này qua bài viết Đoạn văn có câu mở đầu Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa, Ngữ văn 6, Kết nối tri thức, học kì II do đội ngũ Taimienphi.vn biên soạn nhé!
Link tải Sách giáo khoa lớp 4 Kết nối tri thức PDF
Giải bài tập trang 65 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Toán lớp 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống

ĐỌC NHIỀU