Đoạn văn cảm nhận về giá trị sống bộc lộ qua lễ rửa làng của người Lô Lô

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nhận của em về những giá trị sống được bộc lộ qua lễ rửa làng của người Lô Lô.

Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về giá trị sống được bộc lộ qua lễ rửa làng của người Lô Lô..
 

I. Dàn ý Đoạn văn cảm nhận về giá trị sống bộc lộ qua lễ rửa làng của người Lô Lô:

1. Mở đoạn: Giới thiệu về lễ rửa làng của người Lô Lô.

2. Thân đoạn:
- Nêu những giá trị sống tốt đẹp được thể hiện qua lễ rửa làng của người Lô Lô:
+ Là một cách "tẩy uế", loại bỏ đi những điều xấu, cũ và chào đón, kêu gọi những điều tốt đẹp.
+ Thể hiện sự chỉn chu, cẩn thận của con người.
+ Thể hiện ước mơ, khát vọng của người dân về vụ mùa mới bội thu, sự bình yên, ấm no, thuận hòa cho làng xóm.
- Cảm nhận của em về những giá trị đó:

3. Kết đoạn: Khẳng định lại cảm xúc của bản thân.

 

II. Đoạn văn cảm nhận về giá trị sống qua lễ rửa làng của người Lô Lô tham khảo:
 

1. Đoạn văn cảm nhận về giá trị sống bộc lộ qua lễ rửa làng của người Lô Lô - mẫu số 1:

Lễ rửa làng của người Lô Lô là một truyền thống vô cùng đáng trân trọng. Nó đã thể hiện tín ngưỡng, niềm tin của bà con dân tộc thiểu số. Không chỉ xua đuổi cái xấu xa, cũ kĩ mà nghi lễ này còn dùng để chào đón, mời gọi những điều may mắn, tốt đẹp đến với bản làng. Đó là niềm tin của con người về một tương lai tốt đẹp, cuộc sống đầy đủ, ấm no. Hãy luôn gìn giữ và bảo tồn những giá trị truyền thống quý báu như vậy bởi nó là một phần không thể thiếu làm nên bản sắc dân tộc Việt Nam ta.

Top bài văn mẫu Cảm nhận về những giá trị sống được bộc lộ qua lễ rửa làng của người Lô Lô hay nhất
 

2. Đoạn văn cảm nhận về giá trị sống bộc lộ qua lễ rửa làng của người Lô Lô - mẫu số 2:

Qua văn bản "Lễ rửa làng của người Lô Lô", người đọc đã thấy thêm một truyền thống rất giá trị và ý nghĩa. Việc "rửa" làng được coi như cách để "tẩy uế", mang đi cái xui rủi, đồng thời chào đón, kêu gọi, đánh thức những điều đẹp đẽ, may mắn. Mỗi khi làm xong lễ, mọi người sẽ thấy nhẹ nhõm và thoải mái hơn. Nó thể hiện sự tin tưởng cũng như ước mơ của con người nơi đây về tương lai tươi đẹp. Đó là sự mưa thuận gió hòa, vụ mùa bội thu, làng xóm yên bình, ấm no. Chính lễ rửa làng đã góp phần làm giàu thêm cho văn hóa tín ngưỡng của cộng đồng dân tộc thiểu số tại Việt Nam.
 

3. Đoạn văn cảm nhận về giá trị sống bộc lộ qua lễ rửa làng của người Lô Lô - mẫu số 3:

"Lễ rửa làng của người Lô Lô" là một văn bản rất hay, cung cấp cho mọi người thông tin về một nghi lễ thú vị của những người dân tộc thiểu số. Quan niệm của bà con nơi đây cũng giống như đa số người Việt nói chung: muốn dọn dẹp những điều cũ kĩ, xui rủi để đón chào cái mới an lành, may mắn hơn. Điều này thể hiện mong ước của họ về một vụ mùa bội thu với mưa thuận gió hòa, về cuộc sống ấm no, yên bình trong tương lai. Ngoài ra, đây còn là sự kiện để kết nối dân làng lại với nhau, tăng thêm sự đoàn kết, tương thân tương ái giữa người với người. Tất cả đã làm nên những giá trị vô cùng tốt đẹp, ý nghĩa cho bản sắc văn hóa nước nhà.
 

4. Đoạn văn cảm nhận về giá trị sống bộc lộ qua lễ rửa làng của người Lô Lô - mẫu số 4:

Đọc xong "Lễ rửa làng của người Lô Lô", ta lại có thêm kiến thức về một trong những giá trị văn hóa truyền thống thú vị của bà con đồng bào dân tộc thiểu số. Giống như việc dọn dẹp nhà cửa trước Tết Nguyên Đán của người Kinh, người Lô Lô cũng có nghi lễ mừng ngô mới. Không chỉ là tín ngưỡng hướng về nguồn cội, dịp đặc biệt này còn là cơ hội để nhân dân nơi đây "tẩy rửa" bụi bặm, đen đủi, tà ma quấy phá, đón chào một vụ mùa mới bội thu. Tất cả đều thể hiện niềm tin tâm linh mãnh liệt của con người vào trời đất, thiên nhiên. Ngoài ra, sau phần "lễ", ta còn được thấy phần "hội" của dân làng. Từ nam thanh nữ tú với trang phục cầu kì đến các cụ già phúc hậu, ai ai cũng đều quây quần để chúc tụng nhau. Đây quả thật là một truyền thống vô cùng quý báu, cần được giữ gìn và phát huy.
 

5. Đoạn văn cảm nhận về giá trị sống bộc lộ qua lễ rửa làng của người Lô Lô - mẫu số 5:

Lễ rửa làng hay lễ mừng ngô mới là một trong những truyền thống vô cùng quý giá của người Lô Lô. Họ dùng tiếng chiêng trống rộn ràng để xua đuổi, tẩy bỏ xui xẻo, đón may mắn, no đủ đến cho bản làng. Việc này vừa cho thấy niềm tin, sự hi vọng của nhân dân về tương lai tốt đẹp, vừa thể hiện sự cẩn thận, chu đáo trong việc thực hiện nghi thức tâm linh. Không chỉ vậy, lễ rửa làng còn là dịp để kết nối mọi người. Nào là những cô gái với váy áo cầu kì, các chàng trai lớn giọng chúc tụng nhau cùng chén rượu thơm, các cụ già sum họp, quây quần bên con cháu,.... Tất cả đã tạo nên không khí vừa vui tươi, náo nhiệt, vừa đầm ấm, tràn đầy yêu thương. Nghi lễ rửa làng độc đáo này đã góp phần làm giàu, làm đẹp thêm cho kho tàng văn hóa của bà con đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng và người dân Việt Nam nói chung.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Các lễ hội, tín ngưỡng dân gian chính là gia vị cho cuộc sống của con người. Hãy tìm hiểu thêm về văn hóa độc đáo này để nâng cao phạm vi hiểu biết của bản thân nhé. Taimienphi.vn vẫn còn rất nhiều chủ đề văn mẫu lớp 7 khác đợi em khám phá như:
- Đoạn văn trình bày hiểu biết về tác động của biến đổi khí hậu
- Đoạn văn trình bày suy nghĩ về vai trò của ngữ cảnh

Mỗi vùng miền, dân tộc khác nhau đều có cho mình những lễ hội truyền thống riêng đầy ý nghĩa. Hãy tìm hiểu thêm về chủ đề này qua Đoạn văn cảm nhận về giá trị sống bộc lộ qua lễ rửa làng của người Lô Lô, Ngữ văn 7, Kết nối tri thức, học kì II do đội ngũ Taimienphi.vn biên soạn nhé!
Link tải Sách giáo khoa lớp 4 Kết nối tri thức PDF
Giải bài tập trang 65 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Toán lớp 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống

ĐỌC NHIỀU