Để giành hay để dành đúng chính tả, quy tắc tiếng Việt

Viết, soạn thảo sai chính tả là việc dễ gặp trên các văn bản, tài liệu online, offline,....Đặc biệt với các từ có âm ngữ, cách phát âm gần giống nhau như "để giành" và "để dành", việc nhầm lẫn diễn ra với tần suất khá phổ biến. Vậy để giành hay để dành đúng chính tả?

Viết để dành hay để giành đúng chính tả tiếng Việt.


Mục lục bài viết:
1. Phân biệt "dành" và "giành"
2. Phân biệt để dành hay để giành, từ nào đúng chính tả?


Mặc dù khá giống nhau về cách phát âm nhưng "để dành" và "để giành" lại mang ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Trong đó, "để dành" là từ viết đúng chính tả và "để giành" là từ viết sai.

Để có thể đưa ra kết luận này, chúng ta cần đi phân tích nghĩa của từng từ cấu tạo nên 2 cụm từ trên. Cụ thể.


1. Phân biệt "dành" và "giành"

Thực tế, chúng ta không thể phân biệt một cách rạch ròi là "giành" hay "dành" là đúng. Bởi rằng, những từ này đều là từ đơn có nghĩa, chúng ta cần căn cứ vào ngữ cảnh, vị trí của từ trong câu để sử dụng cho đúng.

* Dành là gì?

"Dành" là động từ cất, giữ lại một thứ gì đó để dùng trong tương lai hoặc để chỉ một sự vật, hiện tượng dành riêng cho người, sự vật , hiện tượng nào đó.

Một số mẫu câu sử dụng từ "dành"

- Cô ấy đang để dành tiền để mua nhà

- Bà tôi luôn để dành đồ ăn ngon cho tôi mỗi tối

- Lớp học dành riêng cho người khuyết tật

- Để cải thiện kết quả học kỳ I, bạn cần dành nhiều thời gian hơn cho việc học tập

- Con cái là của để dành của cha mẹ

* Giành là gì?

"Giành" là động từ chỉ hành động đoạt, tranh, cố dùng sức để lấy về một thứ gì đó cho mình. Với vai trò là danh từ, "giành' lại là tên gọi của một loại đồ vật làm bằng tre, nứa, có đáy phẳng, thành cao và các nan đan khít nhau


Để mở rộng vốn từ, rèn kỹ năng viết đúng chính tả, bạn cần tham khảo thêm các cụm từ đồng âm, dễ nhầm lẫn như dư dả hay dư giả, giày xéo hay dày xéo của chúng tôi..
Xem thêm: Dư dả hay Dư giả

Ví dụ sử dụng từ "giành" trong tiếng Việt:

- 2 con sư tử đang giành nhau miếng mồi

- Chúng tôi luôn nỗ lực chiến đấu để giành độc lập cho dân tộc

- Với sự cố gắng không ngừng nhỉ, cô ấy đã giành được giải nhất cuộc thi năm nay.

Dư dả hay dư giả, từ nào đúng, sai quy tắc tiếng Việt?

 

2. Phân biệt để dành hay để giành, từ nào đúng chính tả?

Mặc dù khi đứng riêng biệt, các từ "để", "dành" hay "giành" đều là cụm từ mang ý nghĩa. Tuy nhiên, khi ghép với nhau, để dành lại được định nghĩa là động từ để hiện sự cất, giữ lại một vật gì đó để sử dụng vào lúc khác, thời điểm khác. Ngược lại,t ừ để giành lại là từ không có ý nghĩa trong tiếng Việt.

Với những phân tích ở trên, nếu vẫn còn đang băn khoăn để dành hay để giành là từ đúng thì chúng tôi xin khẳng định đáp án đúng là từ "để dành". Các bạn cần ghi nhớ từ ngữ, ý nghĩa của từ và sử dụng đúng chính tả, làm đa dạng hóa ngôn ngữ sử dụng trong đời sống hàng ngày. Chúc các bạn thành công.

Để diễn đạt hành động cất đi một đồ vật nào đó để sử dụng sau này, người ta thường sử dụng từ "để dàn". Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng "để giành" mới là từ viết đúng. Vậy để giành hay để dành đúng chính tả? Trong bài viết sau đây, Taimienphi.vn sẽ mang đến câu trả lời chi tiết cho bạn.
Chia sẻ hay Chia sẽ hay Chia xẻ dùng khi nào? Từ nào đúng chính tả?
Suôn sẻ hay Suông sẻ là đúng chính tả
Dùm hay giùm, từ nào là từ đúng chính tả tiếng Việt?
Xuất xứ hay xuất sứ, từ nào viết đúng chính tả tiếng Việt?
Chân trọng hay trân trọng, từ nào mới đúng chính tả tiếng Việt?
Nề nếp hay Nền nếp, từ nào viết đúng chính tả tiếng Việt?

ĐỌC NHIỀU