Dàn ý phát biểu cảm nghĩ về hình tượng người phụ nữ trong xã hội xưa thông qua Những câu hát than thân

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Dàn ý phát biểu cảm nghĩ về hình tượng người phụ nữ trong xã hội xưa thông qua Những câu hát than thân
 

I. Dàn ý phát biểu cảm nghĩ về hình tượng người phụ nữ trong xã hội xưa thông qua Những câu hát than thân (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu về những câu hát than thân: Những câu hát than thân không chỉ nói lên số phận lênh đênh chìm nổi của những kiếp người nghèo khổ, mà còn là tiếng nói thương cảm và khát khao hạnh phúc, tự do của những người phụ nữ xưa.

2. Thân bài

- Những người phụ nữ xưa có vẻ đẹp về ngoại hình
+ Họ vốn ý thức được vẻ đẹp của mình
+ Vẻ đẹp ấy xứng đáng được trân trọng, nâng niu

- Những người phụ nữ xưa chịu nhiều bất công, ngang trái:
+ Thân phận chìm nổi, lênh đênh
+ Không có quyền quyết định cuộc sống của mình
+ Bị khinh thường, chà đạp, rẻ rúng, nhỏ bé giữa cuộc đời
+ Không có được hạnh phúc trọn vẹn
=> Những tiếng lòng thổn thức, nỗi xót xa, ngậm ngùi, tủi hờn cho thân phận bèo bọt của chính mình.

- Những người phụ nữ xưa có phẩm hạnh cao đẹp:
+ Yêu thương, lo lắng cho chồng, cho con
+ Giữ phẩm cách trong sạch, hết mực thủy chung
+ Luôn khát khao tự do, hạnh phúc
- Liên hệ với phụ nữ ngày nay

3. Kết bài

Văn học Việt Nam đã trở nên quý giá biết bao khi được đóng góp những vần thơ đẹp đẽ và tràn ngập tinh thần nhân văn cao đẹp từ những câu hát than thân.
 

II. Bài văn mẫu Phát biểu cảm nghĩ về hình tượng người phụ nữ trong xã hội xưa thông qua Những câu hát than thân (Chuẩn)

Ca dao dân ca luôn thể hiện những cảm xúc dạt dào về cuộc đời và số phận con người. Bằng những lời thơ chân tình mà sâu sắc, những câu hát than thân không chỉ nói lên số phận lênh đênh chìm nổi của những kiếp người nghèo khổ, sống phụ thuộc trong xã hội xưa mà còn là tiếng nói thương cảm là khát khao hạnh phúc, tự do với cuộc đời của họ. Những người phụ nữ xưa hiện lên qua từng câu hát nghe sao quá đỗi đắng cay chua xót:

" Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai"

Hai từ "thân em" nghe sao mà ngậm ngùi xót xa, dường như trái tim những người con gái ấy vẫn luôn xót xa, đắng cay cho thân phận nhiều tủi nhục của mình. Em vốn là tấm lụa đào đẹp đẽ, tấm lụa ấy là ẩn dụ cho vẻ đẹp sắc sảo, mềm mại và duyên dáng của người con gái đang tuổi xuân thì,...(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Phát biểu cảm nghĩ về hình tượng người phụ nữ trong xã hội xưa thông qua Những câu hát than thân tại đây.

-----------------HẾT--------------------

Bên cạnh bài Dàn ý phát biểu cảm nghĩ về hình tượng người phụ nữ trong xã hội xưa thông qua Những câu hát than thân, các em có thể củng cố thêm kiến thức bài học thông qua việc tham khảo một số bài văn hay lớp 7 khác như: Phát biểu cảm nghĩ về hình tượng người phụ nữ trong xã hội xưa thông qua Những câu hát than thân, Cảm nhận của em về số phận người phụ nữ qua các câu ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa, Cảm nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua một số bài ca dao than thân, Phân tích những câu Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa.

Đối với dạng đề bài bài văn nêu cảm nghĩ về một người như cảm nghĩ về người thân, người bạn, ...hay cảm nhận về một hình tượng tiểu biểu trong các tác phẩm văn học, thì trước hết các bạn cần lập dàn ý chi tiết của bài văn và từ đó chúng ta mới thực hiện đưa từng "ý" thành đoạn văn và bài viết hoàn chỉnh. Dàn ý phát biểu cảm nghĩ về hình tượng người phụ nữ trong xã hội xưa thông qua Những câu hát than thân dưới đây sẽ cùng các bạn tìm hiểu về cuộc sống, số phận bất hạnh của người phụ nữ qua những câu hát than thân tiêu biểu.
Dàn ý qua bài Thân em như tấm lụa đào, trình bày suy nghĩ về cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội hiện đại
Dàn ý từ những câu hát than thân, liên hệ với bài thơ Bánh trôi nước để thấy cảnh ngộ và thân phận người phụ nữ phong kiến xưa
Dàn ý cảm nhận về số phận người phụ nữ qua các câu ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa
Phân tích hình tượng người phụ nữ trong Tự tình 2
Cảm nhận của em về bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương
Hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ qua Tự Tình II và Thương vợ

ĐỌC NHIỀU