Dàn ý phân tích nhận xét: Trong bài Qua đèo Ngang, hai câu thơ xuất sắc nhất là hai câu thơ sau cùng...
1. Mở bài
- Hai câu kết của bài thơ Qua Đèo Ngang dường như khép lại cả bài thơ với giọng thơ lắng đọng, nhịp điệu chậm rãi, tựa như ánh hoàng hôn vụt tắt "Dừng chân đứng lại trời non nước/Một mảnh tình riêng ta với ta".
- Tế Hanh nhận xét rằng: "Trong bài Qua đèo Ngang, hai câu thơ xuất sắc nhất là hai câu thơ sau cùng. Hai câu này vừa kết thúc bài thơ, vừa mở ra một chân trời cảm xúc mới".
2. Thân bài
* Cảm xúc chủ đạo của cả bài thơ đó là nỗi cô đơn, lẻ loi trước thiên nhiên hoang sơ rộng lớn, là tấm lòng yêu nước tha thiết, nỗi đau rời quê hương lưu lạc xứ người của nữ sĩ.
* Hai câu thơ kết vừa kết thúc bài thơ vừa mở ra một chân trời cảm xúc mới:
- Giọng thơ đậm chất tâm, sự âm điệu trầm dần rồi buông xuống hẳn vừa là kết thúc nhưng cũng mở ra những xúc cảm mới.
- "Dừng chân" trước là tả thực về sự nghỉ ngơi của tác giả sau quãng đường dài vất vả, sau là ngụ ý về sự lắng đọng cảm xúc trong tâm hồn, không gian như ngừng lại, những nhận thức cá nhân, là cái tôi của tác giả dần được bộc lộ trước những quá khứ u buồn, và trước thực tại mịt mờ.
- Quang cảnh rộng lớn "trời non nước" càng nhấn mạnh sự cô đơn lẻ loi của tác giả trước thiên nhiên và trước cuộc đời.
- Cái tôi cá nhân được bộc lộ rõ qua câu "Một mảnh tình riêng ta với ta": Ý thức được những cảm xúc cá nhân, dám bộc lộ nỗi buồn, tâm sự của mình trước thời cuộc.
- Đó là sự chống đối, không dung hòa của tác giả trước thế sự rối ren, trước sự suy đồi của chế độ phong kiến, bà quyết giữ riêng cho mình một tâm hồn thanh cao, tấm lòng yêu nước sâu sắc và cả nỗi cô đơn không ai thấu hiểu.
3. Kết bài
- Qua Đèo Ngang không chỉ dừng lại ở nỗi đau xót trước nghịch cảnh đất nước, mà tác tác giả còn có những ý thức khá rõ rệt về cái tôi cá nhân, bộc lộ những cảm xúc cá nhân, những tâm sự của riêng mình trong thơ, làm cho cả bài thơ dường như mang thêm màu sắc mới, cảm hứng mới, không đơn thuần nhàm chán như phong cách thơ cổ điển trước đây.
Qua Đèo Ngang là bài thơ xuất sắc của văn học trung đại Việt Nam với phong cách trang nhã, tinh tế, mang nỗi trầm buồn sâu sắc, chứa đựng những cảm xúc giấu kín trong trái tim của một con người yêu nước, của một nữ sĩ tài hoa trước khốn cảnh nước nhà chia cắt. Hai câu kết của bài thơ dường như khép lại cả bài thơ với giọng thơ lắng đọng, nhịp điệu chậm rãi, tựa như ánh hoàng hôn vụt tắt "Dừng chân đứng lại trời non nước/Một mảnh tình riêng ta với ta". Thế nhưng trong cảm nhận của Tế Hanh, bài thơ không hoàn toàn toàn khép lại bởi hai câu thơ ấy, nó tựa như là một cái kết mở khơi gợi nhiều cảm xúc khác, ông nhận xét rằng: "Trong bài Qua đèo Ngang, hai câu thơ xuất sắc nhất là hai câu thơ sau cùng. Hai câu này vừa kết thúc bài thơ, vừa mở ra một chân trời cảm xúc mới".
Cảm xúc chủ đạo của cả bài thơ đó là nỗi cô đơn, lẻ loi trước thiên nhiên hoang sơ rộng lớn, là tấm lòng yêu nước tha thiết, nỗi đau rời quê hương lưu lạc xứ người của nữ sĩ tài hoa Bà Huyện Thanh Quan. Nếu như ở bốn câu thơ đầu là tả thực về quang cảnh thiên nhiên hùng vĩ,...(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủ Phân tích nhận xét: Trong bài Qua đèo Ngang, hai câu thơ xuất sắc nhất là hai câu thơ sau cùng... tại đây.
-------------------HẾT---------------------
Sau khi tìm hiểu xong bài Dàn ý phân tích nhận xét: Trong bài Qua đèo Ngang, hai câu thơ xuất sắc nhất là hai câu thơ sau cùng..., các em học sinh có thể tham khảo thêm dàn ý một số bài liên quan khác thuộc Bài văn hay lớp 8 như: Chứng minh nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong bài Qua đèo Ngang, Phân tích nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong bài thơ Qua đèo Ngang, Cảnh sắc thiên nhiên đèo Ngang và tâm trạng của người lữ khách xa quê qua bài thơ Qua đèo Ngang, Phân tích giá trị biểu cảm của 2 câu thơ trong bài Qua Đèo Ngang