Dàn ý phân tích bài thơ Khe chim kêu
Bài thơ "Điểu minh giản" (Khe chim kêu) là một trong những tác phẩm hay và độc đáo của nhà thơ Vương Duy.
- Tâm thế: Nhàn nhã, thoải mái không vướng bận ưu tư
- Âm thanh:
+ Tiếng hoa quế rụng
+ Tiếng chim kêu
- Thời gian: Đêm xuân
- Không gian: Núi, trăng, tĩnh mịch, vắng lặng
- Giác quan cảm nhận: thị giác, thính giác
=> Cảm nhận một cách tinh tế, thể hiện tấm lòng yêu thiên nhiên thiết tha và một tâm hồn giao cảm.
Bài thơ mang âm hưởng Đường thi tạo nên vẻ đẹp riêng của một bức tranh đêm mùa xuân trên núi tĩnh lặng mà giao hòa.
Vương Duy là một nhà thơ lớn của văn học đời Đường, ông để lại cho thế hệ sau hàng trăm tác phẩm có giá trị. Bài thơ "Điều minh giản" (Khe chim kêu) là một trong những tác phẩm hay và độc đáo của ông. Bài thơ được viết theo thể ngũ ngôn, chỉ vỏn vẹn hai mươi từ nhưng để lại nhiều ý vị thâm trầm mà sâu sắc.
" Nhân nhàn hoa quế lạc,
Dạ tĩnh xuân sơn không"
Hai câu thơ vẽ ra một bức tranh êm dịu, người thi sĩ đang trong tâm thế nhàn nhã, thoải mái không vướng bận ưu tư trong những tháng ngày ẩn dật của mình. Một không gian rất tĩnh lặng hiện ra và tâm hồn nhà thơ cũng tĩnh lặng như vậy. Tiếng cánh hoa quế rụng giữa khoảng không được tác giả cảm nhận thật tinh tế, tiếng rơi khẽ khàng trong đêm thực khó có thể nghe thấy nhưng tâm hồn tĩnh lặng của thi sĩ đã nghe thấy rất rõ, một cảm nhận vô cùng tuyệt diệu mà độc đáo...(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủ Phân tích bài thơ Khe chim kêu tại đây.
---------------------------HẾT-------------------------
Không chỉ hướng dẫn các em trong việc lập dàn ý, triển khai và hoàn thiện bài Phân tích bài thơ Khe chim kêu, Taimienphi.vn còn giới thiệu đến các em những bài học đặc sắc cùng chủ đề khác như: Soạn bài Khe chim kêu, Khái quát đặc sắc về nội dung và nghệ thuật bài Khe chim kêu, Cảm nghĩ bài thơ Khe chim kêu của Vương Duy.