Đề bài: Dàn ý mối quan hệ giữa học và hành
Bài làm:
1. Mở bài:
Từ xa xưa, con người đã ý thức được mối quan hệ giữa học và hành, chẳng thế có câu tục ngữ mà ông bà ta truyền miệng nhau từ đời này qua đời khác "Học đi đôi với hành".
Hồ Chủ tịch cũng đã từng rất nhiều lần đề cập đến quan điểm "học đi đôi với hành" ấy để nhắc nhở các thế hệ trẻ về việc học tập và thực tiễn.
Vậy giữa học và hành có mối quan hệ mật thiết ra sao?
2. Thân bài:
Trước hết cần phân tích khái niệm "học" và "hành":
Học là một quá trình tìm tòi, nghiên cứu, tiếp thu những kiến thức của con người. Những kiến thức ấy bao gồm nhiều nguồn khác nhau: Thầy cô, bạn bè, sách vở, những kinh nghiệm của ông cha truyền lại,... Nhưng đặc điểm chung là chúng đều mang tính lý thuyết, khuôn mẫu, mang tính kiến tập, tức là nhìn thấy, hiểu rõ, nắm rõ nhưng chưa vận dụng vào thực tế.
Hành, hiểu rộng và đầy đủ phải là thực hành, hành động. Trong mối quan hệ giữa học và hành thì "hành" biểu trưng cho quá trình đưa lý thuyết vào thực tiễn. Con người vận dụng lý thuyết đã học để thực hành nhằm tạo ra những kết quả mong muốn, những mục đích cần đạt.
Học bộ môn hóa học thì phải được làm thí nghiệm mới hiểu và quan sát được những phản ứng trong thực tế và lý thuyết có gì giống và khác nhau.
Học bác sĩ, thì phải chịu khó trực lâm sàng tại bệnh viện thì mới nắm rõ được từng ca bệnh, từng tình huống để xử trí lúc hành nghề sau này. Chẳng có vị bác sĩ nào chỉ đọc lý thuyết suông rồi khám bệnh cả.
=> Kết lại, giữa học và hành là mối quan hệ gắn bó chặt chẽ mật thiết với nhau, chúng là đôi bạn cùng tiến. Học là hậu phương vững chắc, hành là tiền tuyến xung phong. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy "Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy".
b. Đôi điều về việc học ngày nay:
Thích học lý thuyết suông, học cho mòn cho nát sách, thuộc làu từng còn chữ, nhưng lại lười thực hành, ngại hành động.
Học tiếng Anh, từ vựng biết vô số, nhưng không nói được => ngại luyện tập, ngại nói vì sợ sai.
Đến lớp học thực hành nhưng chỉ ngồi bấm điện thoại, không bắt tay vào làm vì nghĩ nó "dễ".
Một số người học không phải để áp dụng vào cuộc sống, học trở thành một bước đệm để thăng quan, tiến chức, vấn nạn học hộ, học thuê tràn lan.
c. Cách học:
Học từ căn bản đến nâng cao, học đến đâu rõ đến đó, không nhảy cóc, không học vẹt.
Học xong thì phải bắt lấy cơ hội để thực hành, cần cù chịu khó, mới có thể biến lý thuyết suông thành cơ hội, thành kết quả tốt đẹp.
d. Suy nghĩ về việc học:
Khi học tuyệt đối đừng nghĩ đến việc học là con đường trải hoa hồng đến với danh lợi. Những suy nghĩ thiển cận thường khiến cách học bị lệch lạc. Mục đích chính của việc học là để phát triển và hoàn thiện bản thân, học chính là phương thức đầu tư có lợi nhất.
Học không phải chỉ để đó, mà học thì phải biết thực hành, biến lý thuyết thành thực tiễn, cũng giống như biến ước mơ thành hiện thực, biến những suy nghĩ thành hành động thực tế. Bản chất của con người bao giờ cũng thích nhìn vào hành động hơn là những lời nói suông.
3. Kết bài:
Học và hành là hai yếu tố không thể tách rời trong hành trình con người đi tìm tri thức.
Chúng ta cần phải ghi nhớ rõ mối quan hệ giữa học và hành để đạt được nhiều kết quả tốt trong con đường học tập và cuộc sống sau này.
Ngoài bài Dàn ý mối quan hệ giữa học và hành, thầy cô và học sinh tham khảo thêm các bài làm văn mẫu khác như Mối quan hệ giữa học và hành, Giải thích câu nói "Học đi đôi với hành", Nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm Học đi đôi với hành... Các dạng bài làm văn này sẽ hỗ trợ quá trình ôn luyện kiến thức làm văn cũng như trau dồi vốn từ và xử lý từng đề bài để các em học sinh tiến hành làm văn dễ dàng và đạt kết quả tốt nhất.