Dàn ý Giải thích câu tục ngữ Lời nói gói vàng

Đề bài: Em hãy lập dàn ý bài văn giải thích câu tục ngữ Lời nói gói vàng

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu


I. Dàn ý giải thích câu tục ngữ Lời nói gói vàng

1. Mở bài:

Giới thiệu câu tục ngữ "Lời nói gói vàng"

- Câu tục ngữ "Lời nói gói vàng" mà ông cha ta từ xa xưa đã đúc kết ra nhằm mục đích nhắc nhở chúng ta về giá trị của lời nói để ta biết trân quý lời nói, sử dụng lời nói sao cho hợp lý, hiệu quả, phát huy được hết giá trị ý nghĩa của lời nói

2. Thân bài:
- Lời nói: Là lời ăn tiếng nói hằng ngày của chúng ta, là phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ nhằm thực hiện một mục đích giao tiếp nào đó, ngoài giá trị về mặt ngữ nghĩa, lời nói còn mang trong mình thái độ, cảm xúc và hàm ý của người nói
- Vàng: Là một thứ vật chất quý giá, đắt đỏ được nâng niu và gìn giữ, trân trọng, một chút vàng cũng có giá trị rất lớn
- Ý nghĩa câu nói: Đề cao giá trị của lời nói, cần phải coi trọng và giữ gìn lời nói như một vật quý giá, sử dụng hợp lý và hiệu quả
- Tại sao lại ví lời nói như gói vàng?
+ Lời nói có thể khẳng định giá trị con người
+ Lời nói đúng lúc, đúng chỗ mang lại nhiều giá trị to lớn.
+ Lời nói có thể gắn kết mọi người với nhau.
+ Lời nói có sức ảnh hưởng sâu rộng

3. Kết bài

 Khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ: Chúng ta sẽ là người quyết định giá trị lời nói của mình, vậy nên hãy sử dụng lời nói một cách có văn hóa, văn minh lịch sự và hơn hết là sử dụng hợp lý, hiệu quả.
 

II. Bài văn mẫu giải thích câu tục ngữ Lời nói gói vàng

Trong xã hội loài người chúng ta, lời nói không chỉ đơn thuần là phương tiện để giao tiếp, trao đổi và truyền đạt lại thông tin cho nhau, mà hơn thế lời nói còn có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc sống mỗi người. Câu tục ngữ "Lời nói gói vàng" mà ông cha ta từ xa xưa đã đúc kết ra nhằm mục đích nhắc nhở chúng ta về giá trị của lời nói, để ta biết trân quý lời nói, sử dụng lời nói sao cho hợp lý, hiệu quả, phát huy được hết giá trị ý nghĩa của lời nói.

Trong câu tục ngữ, có hai thứ được nhắc đến đó chính là "lời nói" và "vàng". Lời nói chính là lời ăn tiếng nói hàng ngày của chúng ta, là phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ nhằm thực hiện một mục đích giao tiếp nào đó, ngoài giá trị về mặt ngữ nghĩa lời nói còn mang trong mình thái độ, cảm xúc và hàm ý của người nói. Vàng là một thứ vật chất quý giá, đắt đỏ được nâng niu và gìn giữ, trân trọng, một chút vàng cũng có giá trị rất lớn. Việc so sánh lời nói như gói vàng nhằm khẳng định lời nói có giá trị quý như vàng, hơn giá trị của rất nhiều vàng, bởi vậy cần coi trọng và giữ gìn lời nói như một vật quý giá, sử dụng hợp lý và hiệu quả.

Vậy tại sao ông cha ta lại ví lời nói quý như vàng, lời nói có thực sự mang lại giá trị quý giá đến mức ấy hay không? Lời nói là ngôn ngữ riêng của mỗi người, mỗi người có vốn lời nói của riêng mình và việc sử dụng chúng cũng hoàn toàn mang tính cá nhân,...(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ giải thích câu tục ngữ Lời nói gói vàng tại đây.

-----------------------HẾT--------------------------

Bên cạnh Dàn ý Giải thích câu tục ngữ Lời nói gói vàng, các em có thể tham khảo thêm bài viết Giải thích ý nghĩa của câu ca dao khác trong những bài văn hay lớp 7 như: Giải thích câu tục ngữ "Có chí thì nên", Giải thích câu tục ngữ Có học mới nên khôn, Giải thích câu tục ngữ: Thương người như thể thương thân, Giải thích câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim";...

 


Trên đời có ba thứ mất đi mà không lấy lại được, đó là mũi tên bắn đi, thời gian và lời nói. Bởi vậy trong hoạt động giao tiếp, mỗi lời nói ra cần phải thận trọng, phù hợp với bối cảnh cũng như đối tượng giao tiếp. Bài văn mẫu giải thích câu tục ngữ Lời nói gói vàng sẽ giúp các bạn có những nhìn nhận đúng đắn hơn về giá trị của mỗi lời nói. Các bạn hãy cùng tham khảo nhé!
Dàn ý chứng minh câu tục ngữ Học ăn, học nói, học gói, học mở
Dàn ý giải thích câu tục ngữ An cư lạc nghiệp
Dàn ý Giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin Học, học nữa, học mãi
Dàn ý Giải thích câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Dàn ý giải thích câu tục ngữ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng...
Chứng minh câu tục ngữ Học ăn, học nói, học gói, học mở

ĐỌC NHIỀU