Dàn ý bình luận về ý kiến: Đọc sách không cần nhiều, quan trọng nhất là đọc cho tinh, chọn cho kĩ

Dàn ý: Bình luận về ý kiến: Đọc sách không cần nhiều, quan trọng nhất là đọc cho tinh, chọn cho kĩ

1. Mở bài

Đi vào vấn đề:

- Đọc sách vốn là một thói quen tốt, giúp chúng ta nâng cao tầm tri thức, rèn tính nhẫn nại,...

- Thế nhưng, đọc sách không phải là cứ cố nhồi nhét, cố đọc cho nhiều mà theo như tác giả Chu Quang Tiềm có viết trong Bàn về đọc sách rằng: "Đọc sách không cần nhiều, quan trọng nhất là đọc cho tinh, chọn cho kĩ".

2. Thân bài

* Định nghĩa về sách:

- Sách đã xuất hiện từ lâu đời dưới nhiều trạng thái khác nhau, kể từ khi người ta chế tạo ra giấy thì sách trở nên phổ biến hơn hẳn.

- Sách là loại sản phẩm cung cấp nhiều thông tin tri thức, đó có thể là những kiến thức về lịch sử, văn học, khoa học, toán học, hay đơn giản là những cuốn sách truyện để cho con người giải trí,...

- Đọc sách mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực, sách là nguồn tri thức vô hạn và bao la, cung cấp cho chúng ta những kiến thức mới, những hiểu biết mới mà có khi cả đời chúng ta chẳng bao giờ có cơ hội để biết.

* Thực trạng việc đọc sách hiện nay:

- Giới trẻ đã bắt đầu quan tâm đến việc đọc sách, chủ yếu là các loại sách tâm lý, sách dạy kỹ năng mềm,...

- Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa thực sự nắm được cách đọc sách đúng đắn, mà chỉ theo trào lưu, đọc cho có vệt.

* Bàn về quan điểm "Đọc sách không cần nhiều, quan trọng nhất là đọc cho tinh, chọn cho kĩ".

- Đọc sách không cần nhiều, bởi ta không phải đọc sách để lấy công, lấy cuốn, lấy giờ, lấy buổi, mà đọc sách cốt là để cung cấp cho chúng ta những tri thức cần thiết.

- Nếu đọc nhiều mà đọng lại không đáng bao nhiêu thì đó là lãng phí cả về thời gian và tiền bạc, là hành động vô nghĩa, đó gọi là cưỡi ngựa xem hoa chứ không phải là đọc thực sự.

- Chu Quang Tiềm muốn nhấn mạnh cái cốt yếu trong việc đọc sách đó là "đọc" phải đi kèm với "hiểu", hai từ ấy có sự liên quan mật thiết và có mối quan hệ biện chứng với nhau.

- Đọc không nhất thiết phải nhanh, mà phải từ từ suy nghĩ, nghiền ngẫm câu chữ cho đến khi thật sự thông hiểu.

- Ý "chọn cho tinh", nghĩa là phải chọn được những cuốn sách hay và đáng đọc, chứ không phải là vơ đại những cuốn sách vô vị, không có nội dung hoặc nội dung sến sẩm, xa rời thực tế, nội dung phản cảm, đồi trụy.

- Khi chưa biết chọn sách gì để đọc, tốt nhất ta nên nhờ một người có kinh nghiệm chỉ dẫn cho vài cuốn sách đáng đọc để học hỏi từ từ.

3. Kết bài

- Tóm lại, đọc sách là cả một nghệ thuật, ở đó người đọc phải biết lèo lái cái tâm hồn của mình, nuôi dưỡng tâm hồn của mình bằng việc đọc sách.

- Đọc ít nhưng hiểu nhiều, đọc làm sao mà tinh thông hết những nội dung chất chứa trong ấy và một việc cũng quan trọng không kém ấy là phải lựa chọn sách cho kỹ càng, tránh cẩu thả.


Để viết một bài văn hay, hấp dẫn với đầy đủ các ý chính không chỉ đòi hỏi ở người học kĩ năng viết bài mà còn cần xây dựng được hệ thống dàn ý chi tiết. Dàn ý bình luận về ý kiến: Đọc sách không cần nhiều, quan trọng nhất là đọc cho tinh, chọn cho kĩ sẽ giúp các bạn có những bình luận sâu sắc, hấp dẫn. Các bạn hãy cùng tham khảo nhé!

ĐỌC NHIỀU