CHIA SẺ
1. Giải ô chữ:
* Đáp án phần giải ô chữ:
1 | T | H | Ậ | T | ||
2 | R | Á | C | H | ||
3 | R | U | Ộ | T | ||
4 | M | Ă | N | G | ||
5 | G | I | Ữ | |||
6 | T | H | Ậ | T | ||
7 | T | H | Ẳ | N | G | |
8 | D | Ự | ||||
9 | C | Â | Y |
2. Đọc từ mới xuất hiện ở cột dọc màu xanh. Tìm thêm một vài từ khác chứa tiếng đầu có âm và nghĩa giống tiếng đầu của từ vừa tìm được.
* Đáp án:
- Từ xuất hiện ở cột màu xanh: TRUNG THỰC.
- Một số từ khác chứa tiếng đầu có âm và nghĩa giống tiếng đầu của từ vừa tìm được: “trung thành”, “trung nghĩa”, “trung quân”, “trung trực”.
BÀI ĐỌC 1: CAU
Câu 1 trang 34 SGK Tiếng Việt 4, tập 1: Tìm các khổ thơ ứng với mỗi ý sau:
a, Tả hình dáng cây cau.
b, Nêu ích lợi của cây cau.
c, Thể hiện tình cảm của tác giả với cây cau.
* Đáp án:
a, Khổ thơ tả hình dáng cây cau: khổ 1 + 2.
b, Khổ thơ nêu ích lợi của cây cau: khổ 3 + 4.
c, Khổ thơ thể hiện tình cảm của tác giả với cây cau: khổ 5.
Câu 2 trang 34 SGK Tiếng Việt 4, tập 1: Những từ ngữ nào tả hình dáng cây cau gợi cho em liên tưởng đến con người?
* Đáp án:
- Những từ ngữ tả hình dáng cây cau khiến em liên tưởng đến con người là: “khiêm nhường”, “mảnh khảnh”, “da bạc thếch”.
Câu 3 trang 34 SGK Tiếng Việt 4, tập 1: Những từ ngữ, hình ảnh nào miêu tả cây cau như một con người giàu tình thương yêu, sẵn sàng giúp đỡ người khác?
* Đáp án:
- Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả cây cau như một con người giàu tình yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ người khác: “tấm lòng thơm thảo”, “thương yêu đàn em”.
Câu 4 trang 35 SGK Tiếng Việt 4, tập 1: Qua hình ảnh cây cau, tác giả bài thơ muốn nói lên điều gì?
* Đáp án:
- Qua hình ảnh cây cau, tác giả muốn nói lên tình cảm của mình dành cho loài cây này. Tác giả còn muốn so sánh điểm tương đồng giữa cây cau với con người, đều rất giàu tình yêu thương.
Câu 5 trang 35 SGK Tiếng Việt 4, tập 1: Em học được điều gì ở bài thơ này về cách tả cây cối?
* Đáp án:
- Qua bài thơ, em nhận thấy khi miêu tả cây cối, mình có thể nhân hóa chúng, cho chúng những đặc điểm giống như con người. Điều này sẽ giúp bài làm thêm sinh động và hấp dẫn hơn.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Như vậy, khi làm bài văn miêu tả cây cối, các em có thể vận dụng linh hoạt các biện pháp tu từ đã học để phần bài làm của mình được lôi cuốn hơn nhé. Mời các em tham khảo một số phần soạn khác trên Taimienphi.vn như: Tả cây cối, Lớp 4 Cánh diều; Kể chuyện: Chiếc ví, Lớp 4 Cánh diều; Một người chính trực, Lớp 4 Cánh diều; Nhân hóa, Lớp 4 Cánh diều.