Phạt nguội là hình thức xử phạt vi phạm giao thông phổ biến, áp dụng đối với các hành vi phạm lỗi về trật tự, an toàn giao thông, được CSGT ghi lại thông qua các hình ảnh ghi lại trên đường phố và gửi về cho trung tâm xử lý. Nắm được một số cách nộp phạt nguội vi phạm giao thông 2023 sẽ giúp cá nhân, tổ chức vi phạm chủ động trong việc thực hiện nộp phạt theo đúng quy định pháp luật, tránh trường hợp bị cưỡng chế nộp phạt khi quá hạn.
Lưu ý: Trước khi theo dõi bài viết, bạn cần kiểm tra xem phương tiện của mình có bị phạt nguội không qua app, website của Cục đăng kiểm Việt Nam. Để bắt đầu, bạn cần tham khảo các cách tra cứu phạt nguội để có thêm thông tin.
Hiện nay, việc nộp phạt nguội vi phạm giao thông có thể được thực hiện trực tiếp, cụ thể như sau:
* Cách 1: Nộp tại trụ sở cơ quan Công an ghi trong thông báo nộp phạt
Căn cứ thông tin của cơ quan công an được ghi trong thông báo, bạn trực tiếp đến cơ quan này để nộp phạt vi phạm.
Khi đến, bạn mang theo thông báo nộp phạt cũng như các giấy tờ các nhân như CCCD, bằng lái xe, giấy tờ xe,...
* Cách 2: Nộp tại kho bạc Nhà nước
- Khi nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính, bạn đến tại kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định để nộp phạt. Ngoài ra, bạn cũng có thể chuyển khoản vào tài khoản của kho bạc (nếu có thông tin chuyển khoản cụ thể).
- Lưu ý về thời gian phải nộp phạt: 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt. Trường hợp quyết định ghi thời hạn khác thì thực hiện theo thời hạn đó (Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính).
* Cách 3: Cách nộp phạt giao thông qua ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước mở tài khoản ghi trong quyết định xử phạt
Một trong những địa điểm mà bạn có thể nộp phạt nguội vi phạm giao thông chính là các ngân hàng thương mại ghi trong quyết định xử phạt. Đây là các ngân hàng nơi Kho bạc nhà nước mở tài khoản. Bạn chỉ cần đến phòng giao dịch các ngân hàng, mang theo quyết định xử phạt, CCCD để được các giao dịch viên ngân hàng hướng dẫn cụ thể.
* Cách 4: Cách nộp phạt vi phạm giao thông qua bưu điện
Theo Thỏa thuận hợp tác số 69/TTHT-C67-BĐVN ngày 15/6/2016 giữa Cục Cảnh sát giao thông với Tổng công ty Bưu điện Việt Nam thì cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông có thể nộp phạt ở bưu điện.
Bạn muốn nộp phạt qua bưu điện thì phải đăng ký với cơ quan công an bằng cách ghi và ký vào mặt sau tờ biên bản vi phạm để chuyển tới bưu điện. Sau đó bạn đến bưu điện để gần nhất để đăng ký và nộp tiền phạt.
* Cách 5: Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông
Ngoài cách nộp phạt trực tiếp, người vi phạm cũng có thể nộp phạt nguội online tại Cổng dịch vụ công quốc gia. Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng với một số tỉnh thành nhất định là Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Bình Thuận.
Các bước tiến hành như sau:
* Bước 1: Đăng nhập vào Cổng Dịch vụ công Quốc gia
Cá nhân bấm truy cập nhanh vào Cổng Dịch vụ công Quốc gia TẠI ĐÂY
=> Chọn mục "Thanh toán trực tuyến".
* Bước 2: Thao tác để tra cứu, nộp phạt
- Tại mục "Công dân" bấm chọn "Nộp phạt xử lý vi phạm hành chính"
- Chọn "Tra cứu, thanh toán vi phạm giao thông".
- Tiến hành tra cứu hồ sơ
Bạn có thể tra cứu theo mã quyết định hoặc tra cứu theo biên bản vi phạm
+ Tra cứu theo mã quyết định: Nhập "Số quyết định" => Nhập mã bảo vệ và bấm "Tra cứu".
+ Tra cứu theo biên bản vi phạm:
Với cách này, bạn phải điền nhiều thông tin hơn gồm có: Số biên bản, Họ tên người dân/Tên doanh nghiệp/Tên tổ chức vi phạm, Đơn vị lập biên bản xử phạt, Tỉnh/Thành phố, Đơn vị lập biên bản xử phạt, Ngày vi phạm => Nhập mã bảo vệ => Bấm "Tra cứu".
* Bước 3: Nộp phạt
Sau khi nhập xong các thông tin để tra cứu, bạn chọn hình thức nộp phạt rồi nộp phạt theo hướng dẫn của hệ thống.
Cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức xử phạt nguội phải chấp hành theo quyết định xử phạt, hạn chế trường hợp bị cưỡng chế nộp phạt. Cụ thể như sau:
- Nộp phạt quá hạn thời hạn ghi trong quyết định (nộp chậm)
Cứ mỗi ngày chậm nộp tiền phạt thì phải nộp thêm 0,05% tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp theo quy định tại Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính.
=> Số tiền nộp phạt = Số tiền phạt chưa nộp + (Số tiền phạt chưa nộp x 0,05% x Số ngày chậm nộp)
- Cưỡng chế nộp phạt
Khi quá thời hạn ghi trong quyết định xử phạt, người vi phạm sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt.
Theo Nghị định 166/2013/NĐ-CP thì cá nhân/tổ chức có thể bị áp dụng các biện pháp sau đây:
+ Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản.
+ Bán đấu giá những tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt.
+ Thu tiền, tài sản nếu cá nhân, tổ chức cố tình tẩu tán tài sản.
+ Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.
Mỗi hành vi vi phạm sẽ có một mức xử phạt hành chính khác nhau. Trường hợp phạm lỗi đi vào đường cấm, chủ phương tiện điều khiển ô tô, xe máy có thể bị xử phạt từ 3 trăm đến 6 triệu tùy vào phương tiện vi phạm. Thông tin chi tiết, bạn đọc có thể xem trong bài mức phạt lỗi xe đi vào đường cấm, cập nhật mới nhất của chúng tôi.
Trên đây là thông tin về một số cách nộp phạt nguội vi phạm giao thông mà bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng khi cần thiết. Tuân thủ theo quy định pháp luật về an toàn giao thông cũng như Luật xử lý vi phạm hành chính là điều mà chúng ta cần cố gắng thực hiện.